Đề nghị của Bộ GTVT chưa phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
Trước những ý kiến trái chiều cho rằng Bộ Tài chính không đồng ý với đề xuất của Bộ GTVT về việc lùi thời gian thu phí dự án BOT đường bộ tới 5 tháng (1/6/2016). Phóng viên đã trao đổi với ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính để làm rõ vấn đề này.
Phóng viên: Xin ông cho biết cơ sở pháp lý của việc thu phí đường bộ đối với dự án BOT?
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính: Như chúng ta đã biết, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có Nghị quyết số 13 ngày 16/1/2012 về xây dựng kết cấu hạ tầng đường bộ nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, trong đó đã đề ra mục tiêu trọng tâm về hạ tầng giao thông: “Bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các đầu mối giao thông cửa ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao, giao thông được thông suốt, an toàn".
Nghị quyết 13 cũng đặt ra yêu cầu: Thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, bảo đảm lợi ích thỏa đáng của nhà đầu tư. Mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền... để tăng tính thương mại của dự án và sự đóng góp của người sử dụng. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư theo các hình thức PPP, BT, BOT...
Liên quan đến chính sách thu phí sử dụng đường bộ, thực hiện chủ chương nêu trên, để khuyến khích thu hút vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ, tại công văn số 373/TB-VPCP ngày 8/11/2012 của Văn phòng Chính phủ về cơ chế tài chính đặc thù cho các dự án BOT quốc lộ 1A và quốc lộ 14, Thủ tướng Chính phủ đã "Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT sửa đổi Thông tư 90/2004/TT-BTC theo hướng điều chỉnh tăng mức thu theo lộ trình đến 2016 đạt mức 3,5 lần mức cơ bản tại Thông tư số 90/2004/TT-BTC".
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời trên cơ sở mức thu doBộ GTVT đề xuất, sau khi lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 159/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 thay thế Thông tư số 90/2004/TT-BTC theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó,quy định về khu thu phí tại Thông tư 159 có quy định “định kỳ 3 năm từ năm 2016 trở đi, căn cứ vào tình hình thực tế, chỉ số giá cả và đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính thực hiện điều chỉnh mức thu phí quy định tại thông tư này bảo đảm nguyên tắc pháp luật về phí, lệ phí”.
Thông tư cũng quy định lộ trình điều chỉnh mức thu phí đến năm 2016, cụ thể: Năm 2014 mức thu tối đa không quá 2,5 lần mức tối thiểu khung; năm 2015 tối đa không quá 3 lần mức tối thiểu khung; năm 2016 áp dụng mức tối đa khung bằng 3,5 lần mức thu cơ bản (mức cơ bản là 10.000 đồng/lượt/xe dưới 12 chỗ ngồi).
Vậy việcBộ Tài chính ban hành Thông tư thu phí chotừng dự án có đúng quy định pháp luật không, thưa ông?
Bộ Tài chính làm đúng theo quy định của pháp luật vàchỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trước khi ban hành thông tư, Bộ Tài chính đều xin ý kiến các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh nơi đặt trạm thu phí, nơi quãng đường đi qua; đăng tải trên Trang thông tin của Bộ Tài chính và Chính phủ để tiếp thu ý kiến đóng góp, đồng thời giải trình tiếp thu hoàn thiện rồi mớiban hành thông tư.
Theo quy định pháp luật phí và lệ phí thì việc quyđịnhphí sử dụng đường bộ thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Mỗi dự án có đặc điểm, điều kiện khác nhau (tổng mức đầu tư, lưu lượng phương tiện qua trạm, độ dài đoạn đường xây dựng,...), do đó mỗi dự án cần quy định mức thu phícụ thể phù hợp.
Cũng theo quy định pháp luật phí và lệ phí thì, Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng và ban hành Thông tư quy định thu phí làm cơ sở cho nhà đầu tư thực hiện. Phí sử dụng đường bộ thu được để hoàn vốn đầu tư cho nhà đầu tư, không nộp NSNN.
Mức thu phí các dự án được ban hành căn cứ mức thu tại hợp đồng BOT Bộ GTVT đã ký kết và Khung mức thu phí quy định tại Thông tư số 159/2013/TT-BTC (được ban hành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 373/TB-VPCP ngày 8/11/2012).
Thưa ông, theo quy định của pháp luật thì Bộ Giao thông vận tải có vai trò như thế nào trong việc thu phí BOT?
Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì các bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng đề xuất các dự án; lựa chọn nhà đầu tư; thẩm định, phê duyệt và công bố dự án; ký kết hợp đồng dự án; quản lý, triển khai xây dựng dự án và khai thác kinh doanh. Như vậy, những nội dung này, như dự án BOT giao thông thuộc về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Đối với các dự án cụ thể, Bộ GTVT thực hiện các công việc như: Lập phương án đầu tư của dự án (trong đó có mức thu phí, vị trí trạm thu phí,..); lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán ký kết Hợp đồng BOT.
Nhà đầu tư triển khai xây dựng dự án. Sau khi hoàn hành dự án, căn cứ mức thu phí tại Hợp đồng BOT, nhà đầu tư đề nghị Bộ GTVTthẩmđịnh.Sau khithẩmđịnh phươngán của nhàđầu tư, Bộ GTVT có văn bản đề nghị Bộ Tài chính ban hành Thông tư (trong đó, đề xuất cụ thể: mức thu phí, thời gian thu phí hoàn vốn, lộ trình điều chỉnh tăng mức thu phí,...).
Như vậy, đối với các dự án BOT, toàn bộ quá trình lập kế hoạch xây dựng dự án, lựa chọn nhà đầu tư, tính toán ký kết Hợp đồng BOT (trong đó cam kết cụ thể về mức thu phí, lộ trình điều chỉnh tăng mức thu, thời gian thu phí hoàn vốn), quản lý quá trình xây dựng dự án và quá trình khai thức thu phí của nhà đầu tư thuộc thẩm quyền của Bộ GTVT.
Vậy Bộ Tài chính có quyền không ban hành thông tư thu phí BOTđược không, thưa ông?
Theo quy định của pháp luật, Bộ Tài chínhcóquyền không ban hành thông tư thu phí đường bộ BOT nếu như phát hiệnđề xuất của Bộ GTVTcó sự bất hợplý, hoặc không đúng với quy định pháp luật, trái với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước.
Trong trường hợp này, Bộ Tài chính sẽ có công văn gửi lại Bộ GTVT xem xét tính hợp lý, tính khả thi của dự án BOT, đánh giá lại toàn bộ quá trình lập kế hoạch xây dựng dự án, lựa chọn nhà đầu tư, tính toán ký kết Hợp đồng BOT (trong đó cam kết cụ thể về mức thu phí, lộ trình điều chỉnh tăng mức thu, thời gian thu phí hoàn vốn), quản lý quá trình xây dựng dự án và quá trình khai thức thu phí của nhà đầu tư.
Cụ thể như đối với đề nghị của Bộ GTVT, tại công văn số 17178/BGTVT-TC của Bộ GTVT đề nghị lùi thời hạn điều chỉnh mức thu phí hoàn vốn 23 dự án BOT (có lộ trình tăng phí kể từ ngày 1/1/2016) đến ngày 1/6/2016 (lùi thời gian thực hiện 5 tháng). Bộ Tài chính thấy rằng đề nghị của Bộ GTVT chưa phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và cam kết với nhà đầu tư trong hợp đồng BOT màNhà nước đã ký.
Do đó, Bộ Tài chính đã có Công văn số 19683/BTC-CST ngày 31/12/2015 đề nghị Bộ GTVT: Đánh giá tổng thể tình hình thu phí các dự án: Mức thu phí, thời gian thu phí hoàn vốn, tác động đến hoạt động kinh doanh vận tải, khả năng đóng góp của người dân,...
Đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách cần phân tích tác động trước mắt và lâu dài, đảm bảo tính phù hợp của chính sách; đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Việc đề xuất thời điểm áp dụng cần tính đến thời gian cho việc thực hiện điều chỉnh văn bản, theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; cũng như thời gian để các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục (công khai mức thu phí; thời gian áp dụng; in, phát hành vé thu phí,...) trước khi triển khai áp dụng chính sách mới.
Nội dung đề nghị của Bộ Tài chính với Bộ GTVT nêu trên nhằm đánh giá toàn diện chính sách để đảm bảo công bằng giữa các nhà đầu tư, tôn trọng cam kết với nhà đầu tư, ổn định tâm lý của nhà đầu tư và môi trường đầu tư ở Việt Nam, tuân thủ đúng quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trước những vấn đề như vậy, Bộ Tài chính tiếp tục lắng nghe ý kiến người dân, doanh nghiệp để trao đổi với Bộ GTVT nghiên cứu điều chỉnh chính sách, nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Xin cảm ơn ông!