Doanh nghiệp nào nên áp dụng ISO 22000?
ISO 22000 là tiêu chuẩn tự nguyện có thể được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong chuỗi thực phẩm, bất kể quy mô và mức độ phức tạp của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhỏ cũng có thể áp dụng
Chứng nhận ISO 22000 là tiêu chuẩn được phát triển bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 được coi là quyết định mang tính chiến lược và đúng đắn của một tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể của tổ chức về an toàn thực phẩm như giải quyết các vấn đề xác định rủi ro liên quan đến các quá trình sản xuất, chứng minh sản phẩm được sản xuất dựa theo đúng quy trình.
Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn tự nguyện có thể được áp dụng cho tất cả các tổ chức trong chuỗi thực phẩm, bất kể quy mô và mức độ phức tạp của tổ chức. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng với các tổ chức có liên quan trực tiếp hoặc là gián tiếp như: Những nhà sản xuất về thức ăn chăn nuôi, những người thu hoạch động vật và thực vật hoang dã, hợp tác xã, những nhà sản xuất nguyên liệu, nhà sản xuất thực phẩm, tổ chức dịch vụ thực phẩm, dịch vụ làm sạch và vệ sinh, dịch vụ vận chuyển, lưu trữ và phân phối, nhà cung cấp thiết bị, vật liệu đóng gói và các vật liệu khác tiếp xúc với thực phẩm.
Hay như các trang trại, ngư trường hoặc trang trại chăn nuôi bò sữa; các đơn vị chuyên chế biến thực phẩm như thịt, cá, thức ăn chăn nuôi; nhà sản xuất ngũ cốc, bánh mì, các loại đồ uống, các thực phẩm đóng hộp hoặc đông lạnh. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng được với các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm, điển hình là nhà hàng, cửa hàng thức ăn nhanh, khách sạn, bệnh viện và cửa hàng thực phẩm lưu động; đơn vị cung cấp dịch vụ bảo quản, phân phối và vận chuyển thực phẩm; cơ sở cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên liệu chế biến thực phẩm; cơ sở cung cấp dịch vụ vệ sinh, vệ sinh và đóng gói thực phẩm.
Tiêu chuẩn này cho phép mọi tổ chức, doanh nghiệp kể cả những tổ chức nhỏ hoặc là kém phát triển hơn (ví dụ: trang trại nhỏ, nhà phân phối - đóng gói nhỏ, nhà bán lẻ hoặc đại lý dịch vụ thực phẩm nhỏ) áp dụng các biện pháp kiểm soát bên ngoài trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của họ.
Tăng cơ hội thâm nhập thị trường thế giới
Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm ở các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 hoàn toàn có giá trị như giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy liên quan đến an toàn thực phẩm; giảm thiểu rủi ro sai sót và chi phí rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm.
Đây là cơ sở minh chứng cho cam kết của doanh nghiệp trong việc đảm bảo thực phẩm được sản xuất đúng quy trình, giúp giảm thiểu rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, tạo niềm tin cho khách hàng về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 sẽ giúp doanh nghiệp tăng cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường thế giới nhờ đạt được các tiêu chuẩn quốc tế. Không những thế, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ tốt hơn, kiểm soát hiệu quả được các quy trình nội bộ.
Khi áp dụng ISO 22000, doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...) nhằm hạn chế các mối nguy thực phẩm, đồng thời phải xây dựng hệ thống kiểm soát bao gồm: Các quy trình, quy trình kiểm soát, hệ thống tài liệu hỗ trợ....; đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn của khách hàng.
Nhìn chung, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm khi áp dụng và đạt được chứng nhận ISO 22000 sẽ có quy trình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tốt và đảm bảo cung cấp sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng. Từ đó, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.