6 bước triển khai áp dụng ISO 22000 doanh nghiệp cần lưu ý
Để triển khai áp dụng ISO 22000, doanh nghiệp thực phẩm cần lưu ý tiến hành theo 6 bước cơ bản.
ISO 22000 là một tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành.
Tiêu chuẩn này được ban hành lần đầu năm 2005, tương đương với phiên bản tiêu chuẩn Việt Nam là TCVN ISO 22000:2007. Hiện nay, phiên bản ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất đã được ban hành.
Để triển khai áp dụng ISO 22000, doanh nghiệp thực phẩm cần lưu ý 6 bước cơ bản.
Bước đầu tiên trong 6 bước triển khai áp dụng ISO 22000:2018 là hiểu tiêu chuẩn ISO 22000 yêu cầu những gì và tiêu chuẩn này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp.
Bước tiếp theo là đánh giá hệ thống hiện tại của doanh nghiệp so với các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 22000. Để có thể lập kế hoạch áp dụng ISO 22000 cho doanh nghiệp, cần biết chính xác những gì cần phải làm trong doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Xác định những yêu cầu doanh nghiệp đã đáp ứng và liệt kê những yêu cầu cần được giải quyết.
Sau khi doanh nghiệp có danh sách các yêu cầu cần giải quyết, có thể bắt đầu lập kế hoạch cho dự án. Đây cũng chính là bước 3 trong các bước xây dựng ISO 22000.
Việc tập hợp nhân viên từ tất cả các bộ phận của doanh nghiệp tham gia vào việc phát triển và thực hiện sẽ đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống theo ISO 22000 cũng như tăng trách nhiệm của nhân viên đối với hệ thống.
Với cách tiếp cận nhóm để thực hiện, mỗi một nhóm được chỉ định cho từng quy trình phải được lập thành văn bản.
Bước bốn là thiết kế và lập tài liệu hệ thống ISO 22000. Ví dụ, một nhóm được chỉ định làm việc về hệ thống và thủ tục kiểm soát tài liệu sẽ làm việc cùng nhau để thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với hệ thống hiện tại, điều này đảm bảo cho hệ thống được tuân thủ. Sau đó, họ sẽ ghi lại thủ tục cũng như bất kỳ hướng dẫn hoặc biểu mẫu công việc cần thiết nào.
Nhóm sử dụng thông tin từ phân tích khoảng cách để xác định những gì phải làm để đưa vào quy trình và tuân thủ thực hiện. Nhóm này cũng có thể sử dụng một quy trình viết sẵn. Điều này sẽ cung cấp cho từng bộ phận nền tảng để làm việc cũng như một ví dụ về yêu cầu thiết lập quy trình trong ISO 22000.
Để hoàn thành việc triển khai hệ thống, nhân viên phải được đào tạo cho bất kỳ quy trình mới nào và theo các yêu cầu của tiêu chuẩn. Đây cũng chính là bước rất quan trọng trong các bước áp dụng ISO 22000.
Doanh nghiệp sẽ cần đào tạo một nhóm chuyên gia đánh giá nội bộ. Đào tạo đủ chuyên gia đánh giá nội bộ để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động kiểm tra của mình.
Cuối cùng là bước đăng ký đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000. Doanh nghiệp sẽ đăng ký chứng nhận ISO 22000:2018 với 1 tổ chức chứng nhận uy tín, được cấp phép.
Sau quá trình đánh giá, nếu chuyên gia kết luận doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của ISO 22000 thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận ISO 22000 về an toàn thực phẩm.