Doanh nghiệp Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ Hiệp định TPP

Thanh Sơn

Trong những năm qua, tiến trình hội nhập đã giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức cao, ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng nguồn thu ngân sách, phát triển thương mại, mở rộng đầu tư, góp phần xóa đói, giảm nghèo hiệu quả...

Ngành bất động sản đóng góp quan trọng cho ngân sách. Ảnh Financeplus.vn
Ngành bất động sản đóng góp quan trọng cho ngân sách. Ảnh Financeplus.vn

Hội nhập - gỡ bỏ các rào cản về thương mại hàng hoá và dịch vụ

Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của 12 Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Việc tham gia các FTA góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, tạo cơ hội thúc đẩy thương mại, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu…

Tham gia vào các FTA đồng nghĩa với việc nước ta cam kết mở cửa thị trường, gỡ bỏ các rào cản về thương mại hàng hoá và dịch vụ. Cam kết tự do hoá trong thương mại hàng hoá được thực hiện thông qua cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan. Tổng số thu  xuất nhập khẩu 9 tháng/2016, ước đạt 194,7 nghìn tỷ đồng, bằng 72,1% dự toán, tăng 3,9% so cùng kỳ năm 2015; sau khi hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ (89 nghìn tỷ đồng), thu cân đối NSNN đạt 105,7 nghìn tỷ đồng, bằng 61,5% dự toán năm, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2015.

Việc triển khai cam kết cắt giảm thuế quan theo lộ trình sẽ có tác động trực tiếp đến thu ngân sách nhà nước. Nó có thể gây áp lực đến số thu ngân sách nhà nước từ việc cắt giảm thuế xuất nhập khẩu, khi mà số thu thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện chiếm một tỷ trong khá lớn so với các nước đang phát triển. 

Cơ hội cho doanh nghiệp

Dưới góc độ của một nhà doanh nghiệp, bà Lưu Thị Thanh Mẫu – Tổng giám đốc Phúc Khang Copr đã khẳng định “Hội nhập đồng nghĩa với việc tuân thủ những nguyên tắc chung. Vì vậy, bên cạnh những yếu tố cải thiện kinh tế vĩ mô, thì doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động trong việc xây dựng thương hiệu, bằng việc minh bạch thông tin, thực hiện những cam kết, chấp nhận thử thách và biết tạo ra sự khác biệt”.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản có cái nhìn khá lạc quan về cơ hội phát triển của các doanh nghiệp Bất động sản: “ Hội nhập sâu, các doanh nghiệp bất động sản không sợ bị thôn tính bởi người nước ngoài, mà còn có cơ hội phát triển, việc chuyển nhượng dự án dễ dàng hơn, nhưng doanh nghiệp cũng phải tự đổi mới, tìm đi những sản phẩm có tính cạnh tranh biết  chọn dòng sản phẩm độc đáo theo xu hướng của thời đại. Việc mua bán doanh nghiệp M&A cũng có nhiều thuận tiện hơn, hiện nay ưu thế vẫn thuộc về các doanh nghiệp trong nước, do họ có khả năng tiếp cận quỹ đất tốt hơn, nắm rõ môi trường kinh doanh trong nước hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư nội vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định khi mới chỉ một số doanh nghiệp có năng lực tài chính  ”

Đánh giá về cơ hội từ Hiệp định TPP đối với Việt Nam, ông Trương Đình Tuyển – Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại chia sẻ: “ Hội nhập tạo cơ hội  tiếp cận thị trường toàn diện, cả về thương mại hàng hóa, cả về cơ hội đầu tư, ví dụ như TPP là một hiệp định mang tính khu vực, thúc đẩy mạng sản suất, chuỗi giá trị trong 12 nước TPP thông qua các quy định về xuất xứ hàng hóa ngặt nghèo,  nó có cơ chế chặt chẽ và chế tài nghiêm ngặt nếu thực hiện sai, vi phạm cam kết ta sẽ bị kiện, hội nhập giảm thách thức về giao dịch thương mại truyền thống và  tạo cơ hội để doanh nghiệp phát triển xuyên biên giới, thúc đẩy liên kết giữa nhà đầu tư trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Nó cũng giúp chúng ta thay đổi chuẩn mực để cải cách thể chế

Khi hội nhập các sản phẩm Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức, các sản phẩm của doanh nghiệp của Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp nước ngoài họ được dự thầu cung cấp trong cách gói mua sắm tài sản công, họ có thể tham gia đấu thầu tại Việt Nam, nhưng chính thách thức đó cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp được cơ hội cạnh tranh lành mạnh hơn.

Đây cũng có thể là cơ hội gia tăng nguồn thu nội địa khi các cam kết hội nhập về cắt giảm thuế quan có thể làm giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, qua đó làm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, góp phần có tác động lan toả trong toàn bộ nền kinh tế trong việc tăng thu ngân sách Nhà nước từ các sắc thuế nội địa khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân...