Đồng USD có thể sắp bước vào đợt tăng giá mới
Các chiến lược gia tiền tệ nói rằng đồng USD có thể sắp bước vào một đợt tăng giá mới sau đợt giảm vừa qua, nhờ chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác tăng nhẹ lên mức 96,05 điểm.
Nếu so với thời điểm đầu năm, chỉ số này hiện thấp hơn 6%, mà nguyên nhân nhân chính là giới đầu tư không còn tin Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể nhanh chóng thúc đẩy chính sách kích cầu tăng trưởng và cải cách thuế.
Trước đó, Dollar Index đã tăng 7% trong quý 4 năm ngoái do giới đầu tư kỳ vọng các chính sách của ông Trump có thể sẽ kích cầu mạnh nền kinh tế Mỹ.
Các nhà phân tích nói đang có hai nhân tố hỗ trợ đồng USD ở thời điểm hiện nay: Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên và FED tỏ ra cứng rắn hơn trong vấn đề lãi suất.
Chuyển động trên thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ bắt đầu đầu cách đây 2 tuần, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới bất ngờ thể hiện quan điểm cứng rắn hơn trong chính sách tiền tệ. Trong đó, FED - ngân hàng trung ương đã khởi động tăng lãi suất và giảm lượng tài sản nắm giữ - tỏ ra cứng rắn hơn cả.
“Tôi cho rằng chúng ta đang ở trong một cuộc chuyển hướng. Từ chỗ giữ trạng thái mua nhiều hơn bình thường (overweight) đồng USD vào cuối năm ngoái, chúng ta đã chuyển sang trạng thái mua ít hơn bình thường (underweight)”, chiến lược gia trưởng thị trường toàn Robert Sinche của Amherst Pierpoint phát biểu.
“Tôi nghĩ thị trường sẽ bắt đầu quay trở lại một môi trường có lợi cho đồng USD. Đồng USD có thể tăng giá khoảng 3-4% so với đồng Euro và đồng Yên. Tỷ giá Euro/USD có thể giảm về 1,04 USD/Euro, và tỷ giá đồng Bảng về mức 1,2 Bảng/USD”, ông Sinche dự báo.
Lợi suất kho bạc Mỹ đã bắt đầu tăng từ cuối tháng 6. Chẳng hạn, lợi suất kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức 2,37% vào ngày 10/7, từ mức 2,12% vào hôm 26/6.
Thời gian qua, thị trường có lúc hoài nghi về khả năng FED sẽ tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm nay. Tuy nhiên, các quan chức FED đã củng cố khả năng này qua những phát biểu đưa ra trong thời gian gần đây và trong cả biên bản của cuộc họp mới đây nhất được công bố hồi tuần trước. Khi ra điều trần trước Quốc hội Mỹ vào hôm thứ Tư và thứ Năm tuần này, Chủ tịch FED Janet Yellen có thể cũng sẽ đưa ra thông điệp tương tự.
“Lý do khiến chúng tôi tin rằng đồng USD sắp sửa tăng giá không nằm ở chính sách tài khóa mà nằm ở chính sách tiền tệ của Mỹ”, chiến lược gia trưởng thị trường tiền tệ Marc Chandler thuộc công ty Brown Brothers Harriman phát biểu.
Từ đầu tháng tới nay, chỉ số Dollar Index đã tăng 0,4%. Ông Chandler dự báo chỉ số này sẽ tăng vượt mức 100 điểm trong thời gian từ nay đến cuối năm. Vào năm 2015, Dollar Index có lúc đạt 140 điểm. Cuối năm ngoái, chỉ số này có lúc lên 103,75 điểm.
Ông Chandler nói, có một loạt dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây như báo cáo việc làm cho thấy những tín hiệu khởi sắc, dù một vài thống kê khác như doanh số thị trường nhà đất và ô tô gây lo ngại.
“Mọi thứ có vẻ khả quan. Người tiêu dùng Mỹ có tiền để tiêu. Thu nhập đang tăng nhanh hơn tiêu dùng. Tôi cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ mạnh lên trong nửa sau của năm nay. Điều này sẽ củng cố kỳ vọng của thị trường vào những gì FED sẽ làm”, ông Chandler.
Vị chuyên gia cũng nói ông đồng tình với quan điểm của FED cho rằng việc lạm phát ở Mỹ đi xuống chỉ là tạm thời. “Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dã giảm 4 tháng liên tiếp, nhưng sẽ ổn định trở lại và thậm chí tăng lên”, ông Chandler nói.
Các chiến lược gia trên đều nói rằng dự báo của họ có thể thay đổi nếu có một nhân tố bất ngờ xuất hiện, và đó có thể là Tổng thống Trump. Ông Trump sẽ gây bất lợi cho tỷ giá đồng USD nếu ông có động thái bảo hộ thương mại. Hiện chính quyền Trump đang dọa đánh thuế quan đối với thép và nhôm nhập khẩu.
Trước đó, Dollar Index đã tăng 7% trong quý 4 năm ngoái do giới đầu tư kỳ vọng các chính sách của ông Trump có thể sẽ kích cầu mạnh nền kinh tế Mỹ.
Các nhà phân tích nói đang có hai nhân tố hỗ trợ đồng USD ở thời điểm hiện nay: Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên và FED tỏ ra cứng rắn hơn trong vấn đề lãi suất.
Chuyển động trên thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ bắt đầu đầu cách đây 2 tuần, trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới bất ngờ thể hiện quan điểm cứng rắn hơn trong chính sách tiền tệ. Trong đó, FED - ngân hàng trung ương đã khởi động tăng lãi suất và giảm lượng tài sản nắm giữ - tỏ ra cứng rắn hơn cả.
“Tôi cho rằng chúng ta đang ở trong một cuộc chuyển hướng. Từ chỗ giữ trạng thái mua nhiều hơn bình thường (overweight) đồng USD vào cuối năm ngoái, chúng ta đã chuyển sang trạng thái mua ít hơn bình thường (underweight)”, chiến lược gia trưởng thị trường toàn Robert Sinche của Amherst Pierpoint phát biểu.
“Tôi nghĩ thị trường sẽ bắt đầu quay trở lại một môi trường có lợi cho đồng USD. Đồng USD có thể tăng giá khoảng 3-4% so với đồng Euro và đồng Yên. Tỷ giá Euro/USD có thể giảm về 1,04 USD/Euro, và tỷ giá đồng Bảng về mức 1,2 Bảng/USD”, ông Sinche dự báo.
Lợi suất kho bạc Mỹ đã bắt đầu tăng từ cuối tháng 6. Chẳng hạn, lợi suất kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức 2,37% vào ngày 10/7, từ mức 2,12% vào hôm 26/6.
Thời gian qua, thị trường có lúc hoài nghi về khả năng FED sẽ tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm nay. Tuy nhiên, các quan chức FED đã củng cố khả năng này qua những phát biểu đưa ra trong thời gian gần đây và trong cả biên bản của cuộc họp mới đây nhất được công bố hồi tuần trước. Khi ra điều trần trước Quốc hội Mỹ vào hôm thứ Tư và thứ Năm tuần này, Chủ tịch FED Janet Yellen có thể cũng sẽ đưa ra thông điệp tương tự.
“Lý do khiến chúng tôi tin rằng đồng USD sắp sửa tăng giá không nằm ở chính sách tài khóa mà nằm ở chính sách tiền tệ của Mỹ”, chiến lược gia trưởng thị trường tiền tệ Marc Chandler thuộc công ty Brown Brothers Harriman phát biểu.
Từ đầu tháng tới nay, chỉ số Dollar Index đã tăng 0,4%. Ông Chandler dự báo chỉ số này sẽ tăng vượt mức 100 điểm trong thời gian từ nay đến cuối năm. Vào năm 2015, Dollar Index có lúc đạt 140 điểm. Cuối năm ngoái, chỉ số này có lúc lên 103,75 điểm.
Ông Chandler nói, có một loạt dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây như báo cáo việc làm cho thấy những tín hiệu khởi sắc, dù một vài thống kê khác như doanh số thị trường nhà đất và ô tô gây lo ngại.
“Mọi thứ có vẻ khả quan. Người tiêu dùng Mỹ có tiền để tiêu. Thu nhập đang tăng nhanh hơn tiêu dùng. Tôi cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ mạnh lên trong nửa sau của năm nay. Điều này sẽ củng cố kỳ vọng của thị trường vào những gì FED sẽ làm”, ông Chandler.
Vị chuyên gia cũng nói ông đồng tình với quan điểm của FED cho rằng việc lạm phát ở Mỹ đi xuống chỉ là tạm thời. “Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dã giảm 4 tháng liên tiếp, nhưng sẽ ổn định trở lại và thậm chí tăng lên”, ông Chandler nói.
Các chiến lược gia trên đều nói rằng dự báo của họ có thể thay đổi nếu có một nhân tố bất ngờ xuất hiện, và đó có thể là Tổng thống Trump. Ông Trump sẽ gây bất lợi cho tỷ giá đồng USD nếu ông có động thái bảo hộ thương mại. Hiện chính quyền Trump đang dọa đánh thuế quan đối với thép và nhôm nhập khẩu.