Dow Jones có 5 tuần giảm điểm liên tiếp
Chỉ số Dow Jones có chuỗi 5 ngày mất điểm khi mà căng thẳng quân sự Nga – Ukraine tiếp diễn và tiếp tục ám ảnh thị trường tài chính. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm điểm đến tuần thứ 2.
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones giảm trong phiên ngày thứ Sáu và như vậy có tuần giảm điểm thứ 5 liên tiếp khi mà nhà đầu tư thận trọng về căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
Đóng cửa phiên, chỉ số Dow Jones giảm 229,88 điểm xuống 32.944,31 điểm, cổ phiếu Nikei và Apple giảm sâu kéo chỉ số giảm điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 1,3% xuống còn 4.204,31 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 2,2% xuống 12.843,81 điểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày thứ Sáu công bố rằng đã có những dấu hiệu tích cực ban đầu trong cuộc đối thoại giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, cho đến nay, hai bên vẫn chưa thể đi đến được một lệnh ngừng bắn. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói rằng Ukraine đã có được bước ngoặt trong đối đầu với Nga, theo báo chí đưa tin.
Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi chấm dứt tư cách “tối huệ quốc” của Nga, cùng lúc đó, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu trong đó có bao gồm 14 tỷ USD hỗ trợ cho Ukraine.
Chuyên gia Ryan Detrick thuộc LPL Financial nhận định: “Thị trường chứng khoán đang chờ đợi khả năng sẽ có một tuần giảm điểm tiếp theo khi mà những hy vọng về một quy định ngừng bắn đang giảm dần làm cho các yếu tố bất ổn dâng cao”.
Chỉ số Dow Jones có chuỗi 5 ngày mất điểm khi mà căng thẳng quân sự Nga – Ukraine tiếp diễn và tiếp tục ám ảnh thị trường tài chính. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq giảm điểm đến tuần thứ 2.
Tính cả tuần, chỉ số Dow Jones ạ 2%; S&P 500 giảm 2,9% còn Nasdaq mất 3,5%.
“Nhà đầu tư đón nhận thông tin tích cực từ ông Putin liên quan đến lệnh ngừng bắn tuy nhiên nhà đầu tư không chắc chắn về việc diễn biến sự viện tiếp theo rồi sẽ như thế nào”, trưởng bộ phận đầu tư tại the Leuthold Group,ông Jim Paulsen, phân tích.
Tuy nhiên vào ngày thứ Sáu, Bank of America công bố rằng việc thị trường chứng khoán giảm điểm liên quan đến căng thẳng Nga – Ukraine có thể đã lập đáy.
Trưởng bộ phận đầu tư cổ phiếu và chiến lược tại Bank of America Securites, ông Savita Subramnian, phân tích: “Việc chỉ số S&P 500 đã giảm đến 12% từ mức đỉnh cho thấy rằng mức giảm đã kịch biên thông thường, so sánh với nhiều sự kiện vĩ mô/địa chính trị khác, chỉ số S&P 500 thường chỉ giảm tối đa 9%”.
Diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ như trên diễn ra sau một ngày giá dầu cao. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI trên thị trường Mỹ tăng 2,9% lên khoảng 109USD/thùng trong khi đó giá dầu Brent tăng 2,9% lên ngưỡng khoảng 112USD/thùng. Dù vậy, giá dầu vẫn thấp hơn so với mức đỉnh từng được chứng kiến trong tuần này.
Giá các loại kim loại ngoại trừ đồng giảm sâu. Giá palladium giao tương lai hạ 4% xuống 2.803,5/ounce. Giá cả các loại nông sản diễn biến trái chiều, lợi suất trái phiếu tăng lên dù mức tăng còn thấp.
Mới đây, đại học Michigan công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm xuống mức 59,7 điểm trong tháng 3/2022, thấp hơn so với mức 62,8 điểm của tháng 2/2022, đây là mức thấp nhất của chỉ số niềm tin tiêu dùng tính từ tháng 9/2011.
“Thông tin cho thấy niềm tin tiêu dùng đi xuống còn nỗi sợ lạm phát của các hộ gia đình tăng lên đã khiến nhiều người lo ngại về khả năng kinh tế Mỹ chững lại hoặc có thể sẽ có một cuộc suy thoái kinh tế”, ông Paulsen nói.