Việt Nam sẽ ứng phó với biến đối khí hậu (BĐKH) trên nguyên tắc công lý, công bằng, với cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân; dựa trên thể chế đồng bộ, chính sách, pháp luật hiệu lực, hiệu quả; đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực và hợp tác quốc tế.
Ngày 16/6/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 721/QĐ-TTg về phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó, cắt giảm, đơn giản hóa quy định trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa ký kết 2 thỏa thuận hợp tác trị giá 65 triệu USD về chống buôn bán động vật hoang dã trái phép và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long. Cả hai thỏa thuận này sẽ được triển khai trong giai đoạn 2022 - 2027.
Ngày 15/6,2022, Báo Vietnam News phối hợp với The Statesman của Ấn Độ và Korea Herald của Hàn Quốc tổ chức Hội thảo trực tuyến “Châu Á: Châu lục Năng lượng Tái tạo”. Tại Hội thảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất 7 quan điểm nhằm phát huy tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo của khu vực châu Á.
Để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam chuyển dịch sang phát thải ròng bằng 0, các chuyên gia cho rằng, cần áp dụng những công cụ chính sách đa dạng dựa vào thị trường và các công cụ khác như: Đánh thuế vào hàng hóa nhập khẩu dựa trên carbon; thúc đẩy thương mại hàng hóa xanh; xóa bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch...
Ngày 14/6/2022, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 3678/VPCP-NN thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc chủ trương tổ chức Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ V.
Theo Văn phòng Chính phủ, ngày 10/6/2022 Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có Văn bản số 3641/VPCP-KGVX yêu cầu Bộ Y tế đẩy mạnh thực hiện đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc xử lý chất thải tại các cơ sở y tế, nhất là tại các địa phương, bảo đảm việc xử lý chất thải y tế đáp ứng yêu cầu về môi trường theo quy định.
Việc quy định trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu vẫn phải nộp thuế bảo vệ môi trường nhằm tránh hiện tượng trốn thuế do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa lợi dụng lập chứng từ giả thu mua hàng hóa để xuất khẩu. Quy định này cũng đảm bảo thống nhất với quy định của các chính sách thuế khác.
Để đạt được mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050, Việt Nam cần tiếp tục tăng công suất năng lượng tái tạo mạnh mẽ hơn, đặc biệt là năng lượng mặt trời và gió. Đến nay, đầu tư vào lĩnh vực phát điện tái tạo của Việt Nam hầu hết đến từ các nguồn trong nước và khu vực. Tuy nhiên, việc duy trì sự mở rộng nhanh chóng của năng lượng tái tạo phụ thuộc vào khả năng mở rộng đầu tư quốc tế của Việt Nam.