CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Phấn đấu giảm phát thải khí mê-tan trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam

Phấn đấu giảm phát thải khí mê-tan trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam

Sản xuất lúa gạo đóng góp gần một nửa tổng lượng khí thải mê-tan của Việt Nam và là mục tiêu hành động để giảm khí nhà kính. Để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí mêtan từ sản xuất lúa xuống 30%, đòi hỏi phải chuyển đổi hàng triệu phương thức canh tác nông hộ nhỏ sang canh tác ít phát thải.
Hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050

Hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050

Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07/6/2022 phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam nêu rõ mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
Bảo vệ môi trường sống, sức khỏe người dân là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu

Bảo vệ môi trường sống, sức khỏe người dân là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu

Bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu trong những năm qua. Nhiều chủ trương, chính sách bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu đã được ban hành, triển khai, nhằm thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ môi trường sống, sức khỏe người dân...
Phát triển kinh tế xanh gắn với bảo vệ đại dương để phục hồi tăng trưởng kinh tế

Phát triển kinh tế xanh gắn với bảo vệ đại dương để phục hồi tăng trưởng kinh tế

Ở Việt Nam, kinh tế biển và các tỉnh, thành phố ven biển chiếm gần một nửa GDP. Bảo vệ và phát triển nền kinh tế xanh, bảo vệ đại dương không bị xâm hại, có khả năng phục hồi cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế không chỉ là thách thức đối với Việt Nam, mà đối với cả thế giới.
Kinh tế tuần hoàn - Mô hình phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường

Kinh tế tuần hoàn - Mô hình phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường

Đặc điểm chính của kinh tế tuần hoàn (KTTH) là tăng cường: sửa chữa và tái sản xuất sản phẩm; tái chế nguyên vật liệu, sản phẩm có thời hạn sử dụng lâu hơn; tái sử dụng, tăng năng suất vật liệu, cải thiện việc sử dụng tài sản và thay đổi hành vi của người tiêu dùng. KTTH là giải pháp cốt lõi nhằm hướng đến phát triển bền vững, tức là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Mô hình này đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và cho thấy những hiệu quả rõ rệt.
Khoa học, công nghệ mới - nhân tố đột phá trong công tác bảo vệ môi trường

Khoa học, công nghệ mới - nhân tố đột phá trong công tác bảo vệ môi trường

Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng các công nghệ mới như: công nghệ ít chất thải; công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường; công nghệ tái chế và tái sử dụng chất thải; công nghệ carbon thấp, công nghệ thông tin, internet kết nối vạn vật và trí tuệ nhân tạo… đang được đặc biệt quan tâm, đầu tư nhằm phát triển cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia, nâng cao năng lực quản lý môi trường, dự báo sớm ô nhiễm môi trường.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

Tại Việt Nam, tổ chức bộ máy của ngành Tài nguyên và Môi trường đã và đang dần hoàn thiện theo hướng tinh gọn, thống nhất quản lý và hoạt động hiệu quả. Theo đó, năng lực thực thi pháp luật và bảo vệ môi trường của ngành Tài nguyên và Môi trường ngày càng được nâng cao; việc kiểm soát nguồn ô nhiễm môi trường ngày càng chặt chẽ, bảo đảm quy trình, chất lượng, hiệu quả.