Sáng 10/8, Cục Thuế TP.Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm với các DN Nhật Bản đóng trên địa bàn. Ông Nguyễn Thế Mạnh - Phó Tổng cục trưởng, kiêm Cục trưởng Cục Thuế TP.Hà Nội đã chủ trì hội nghị.
Trong 6 năm thực hiện Luật Thanh tra (từ tháng 7/2011 đến hết tháng 6/2017), ngành Thuế đã triển khai 49.200 cuộc thanh tra. Tổng số tiền vi phạm phát hiện qua thanh tra hành chính là 245,34 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 259,31 tỷ đồng; tổng số tiền đã thu là 251 tỷ đồng.
Ông Lê Ngọc Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Kim Bảng (Hà Nam) cho biết, 7 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đạt 164% so kế hoạch tỉnh giao, tăng 171% so với cùng kỳ. 11/12 khoản thu đạt và vượt dự toán.
Phát biểu tại buổi tọa đàm với 40 doanh nghiệp Nhật Bản đóng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội sáng 10/8, ông Nguyễn Thế Mạnh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, kiêm Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết.
Trong vòng hơn 1 tháng, Tổng cục Thuế liên tiếp có văn bản yêu cầu các cục thuế nghiêm túc chấn chỉnh việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đề ra biện pháp khắc phục khó khăn để phấn đấu hoàn thành kế hoạch được giao và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2017.
Đại diện Cục Thuế Sơn La cho biết, để đảm bảo thu đúng, thu đủ các khoản thuế, tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, đơn vị này vừa ký quy chế phối hợp thu với các ngân hàng thương mại có chi nhánh trên địa bàn.
7 tháng đầu năm nay, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết đã thực hiện thanh tra, kiểm tra tại 11.344 doanh nghiệp, phát hiện nhiều vi phạm; đã ra quyết định phạt và truy thu thuế với số tiền lên đến 2.324 tỷ đồng.
Theo thống kê mới nhất, tổng thu ngân sách tháng 7/2017 của ngành Thuế ước đạt ước đạt 82.800 tỷ đồng, đạt 8,5% so với dự toán, bằng 94,8% so với cùng kỳ năm 2016.
Năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ. Năm 2014, Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 04/2014/NĐ-CP. 2 Nghị định này đã thay đổi phương thức quản lý hóa đơn, góp phần quản lý rủi ro và phù hợp với thông lệ quốc tế. Song, do thực tế có nhiều thay đổi, việc sửa đổi, bổ sung là tất yếu.