Đó là một trong những chỉ đạo của Chính phủ nhằm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.
Chính phủ đặt ra mục tiêu phấn đấu trong năm 2025 giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; giảm ít nhất 30% chi phí kinh doanh; bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp trên môi trường điện tử, bảo đảm thông suốt, liền mạch, hiệu quả.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 31/5/2025 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.
Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2026 bình quân cả nước tăng khoảng 10 -12% so với đánh giá ước thực hiện năm 2025, mức tăng trưởng tại từng địa phương phù hợp với tăng trưởng kinh tế và nguồn thu phát sinh tại từng địa phương, tạo đà thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, trong điều kiện khó khăn, các nước phát triển trên thế giới đều hạ mục tiêu tăng trưởng nhưng Việt Nam đi ngược lại đòi hỏi "trong điều kiện đặc biệt, phải có giải pháp đặc biệt, thích ứng linh hoạt và hiệu quả" để đạt được mục tiêu tăng trưởng.
Đầu tư công luôn được xem là “đòn bẩy” then chốt cho tăng trưởng kinh tế. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm nay, yêu cầu giải ngân 100% vốn đầu tư công không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm, mà là yêu cầu cấp bách, không thể "chần chừ".
Tỉnh Lâm Đồng đang triển khai đồng bộ nhiều chương trình kích cầu, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước; qua đó, phát triển mạnh mẽ ngành du lịch để tạo động lực tăng trưởng kinh tế địa phương năm 2025.
Thời gian qua, ngành Tài chính đã thể hiện rõ vai trò “nhạc trưởng” trong điều hành chính sách tài khóa, với những quyết sách kịp thời, đúng hướng và đúng đối tượng. Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn trước mắt, các giải pháp tài khóa còn đóng vai trò như một “lá chắn” vững chắc, góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và tạo nền tảng quan trọng cho quá trình phục hồi, phát triển sau khủng hoảng.