(Tài chính) Trong quý I/2014, có khoảng 95 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) và các giấy tờ có giá trị khác (trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc…) đã được đưa ra đấu thầu.
(Tài chính) Hiện nay có rất nhiều rủi ro khác nhau khi cho vay nói chung và cho vay theo dự án nói riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả được nợ khi đến hạn. Do đó, để quyết định có chấp nhận cho vay hay không, các ngân hàng thương mại (NHTM) cần phải coi trọng việc phân tích tín dụng nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.
(Tài chính) So với phần còn lại, các dự án chung cư giá rẻ của Xí nghiệp nhà Lai Châu luôn chiếm ưu thế (về giá, tiến độ), nên cảnh tranh nhau mua chênh vẫn diễn ra đều đều. Tuy vậy, những "điểm trừ" của các chung cư giá rẻ này đã dần bộc lộ.
(Tài chính) Những đồn đoán "bắt tay nhau" về tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong xây dựng cầu cống, đường sá, cuối cùng đã phần nào được sáng rõ qua kết quả của Kiểm toán Nhà nước về dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (giai đoạn I). Hơn 5.240 tỷ đồng kinh phí đội lên có thể không gây bất ngờ với một số người, bởi họ biết rõ hơn ai hết, vì sao có con số đó.
(Tài chính) Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam thời gian qua đã bộc lộ một số hạn chế nhất định với dấu hiệu rõ nét và gần nhất là nguồn vốn FDI vào Việt Nam quý I/2014 giảm mạnh so với vùng kỳ năm 2013. Vấn đề đặt ra là làm sao để khắc phục tình trạng này trong thời gian tới?
(Tài chính) Theo báo cáo vừa được Tổng cục Thống kê công bố, số doanh nghiệp (DN) khó khăn, ngừng hoạt động, đã quay trở lại hoạt động trong quý I/2014 là 4.622 DN, tăng 48,9% so với quý IV/2013. Điều này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, niềm tin DN đối với thị trường đang quay trở lại. Tuy nhiên, để thực sự “sống khỏe”, các DN vẫn cần có những hỗ trợ về chính sách.
(Tài chính) Như một nước đang phát triển tại châu Á, Việt Nam không phải là ngoại lệ trước "bẫy" thu nhập trung bình (TNTB). Nhưng Việt Nam có thể thoát ra nếu sớm có các giải pháp và quyết tâm mạnh mẽ.
(Tài chính) Quý I/2014 - năm bản lề để xét khả năng phục hồi và tái cơ cấu nền kinh tế, tạo tiền đề cho những bước chuyển mình mạnh mẽ hơn trong các năm tiếp theo đã đi qua. Gói hỗ trợ cho thị trường bất động sản (BĐS) từ phía Chính phủ đã được triển khai. Mức lãi suất cho vay đã hạ nhiệt và có xu hướng tiếp tục giảm… Điều đó đã tác động thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? Cuộc trò chuyện cuối tháng 3 này với TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương sẽ làm rõ vấn đề này.