FDI có là điểm sáng?
Trong 7 tháng đầu năm 2016, cả nước đã thu hút được gần 13 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 46,9% so với cùng kỳ năm 2015. Tuy nhiên, kết quả trên có là điểm sáng không khi khu vực FDI còn tồn tại nhiều vấn đề…
Thông tin số liệu trên, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, khu vực FDI tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu khi đạt 68,9 tỷ USD và xuất siêu hơn 13 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2016.
Tính đến ngày 20/07/2016, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 8,55 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Kết quả này rõ ràng là điểm sáng trong nền kinh tế, nó góp phần bù đắp nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước.
Tháng 7 tháng đầu năm 2016, có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,209 tỷ USD, chiếm 32,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam;
Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,39 tỷ USD, chiếm 10,7% tổng vốn đầu tư đăng ký;
Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,37 tỷ USD, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư.
Bên cạnh việc góp phần cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu, khu vực FDI còn không những tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động của Việt Nam. Đồng thời, tạo sức lan tỏa về nguồn vốn cũng như công nghệ máy móc, thiết bị làm thay đổi khá nhiều diện mạo nền kinh tế của nhiều địa phương nói riêng và cả nền kinh tế nước.
Kết quả này mang lại từ việc môi trườn đầu tư, kinh doanh của Việt Nam đã và đang được cải thiện mạnh mẽ. Trong đó, điểm nhất quan trọng là Luật Đầu tư và Luật doanh nghiệp cùng các văn bản hướng dẫn đã được ban hành và đi vào cuộc sống.
Cùng với đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nêu cao tinh thần phục vụ, đổi mới và kiến tạo đã tạo sức hút đầu tư hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta không nên quá vui mừng trước những điểm sáng trên. Bởi, bên cạnh kết quả thu hút FDI được vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập.
Điển hình là, chúng ta đã phải trả giá đắt về môi trường. Ví dụ điển hình nhất là dự án Formosa, hủy hoại môi trường biểnvà trước đây là Vedan hủy hoạt sông Thị Vải…
Ngoài ra, theo thống kế, hiện vẫn còn khoảng 100 tỷ USD vốn đã đăng ký nhưng chưa thực hiện và còn nhiều dự án lớn đang chậm tiến độ gây lãng phí hàng triệu USD.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, có một thực tế là, từ trước đến nay tại nhiều địa phương, công tác quản lý, cấp phép đầu tư vẫn còn khá dễ dãi. Nhiều dự án xin ở địa phương này không được nhưng chuyển sang địa phương khác lại được cấp phép.
Chính vì sự dễ dãi cho nên đã xảy ra thực trạng, chúng ta không lựa chọn nhà đầu tư mà để nhà đầu tư lựa chọn chúng ta.
Với những bất cập trên đang làm lu mờ điểm sáng của nguồn vốn FDI. Thậm chí có không ít chuyên gia thẳng thắn cho rằng, nếu chỉ một điểm sáng FDI mà kéo theo những bất cập thì còn tạo ra nhiều mảng tối ảnh hưởng lâu dài đến nền kinh tế và môi trường Việt Nam.
Theo TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đã đến lục chúng ta cần lọc kỹ các dự án đầu tư nước ngoài xin đầu tư tại Việt Nam.
Cũng theo TS. Phan Hữu Thắng, ngay từ bây giờ, cần phải có một cuộc tổng rà soát những dự án đã và đang vào Việt Nam. Từ đó có những quyết sách mạnh mẽ để giải quyết những bất cập đang tồn tại…
Tính đến ngày 20/7/2016, cả nước có 1.408 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký là 8,695 tỷ USD, tăng 25.5% so với cùng kỳ năm 2015; có 660 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,245 tỷ USD, tăng 125,7% so với cùng kỳ năm 2015.