Giá cả thực phẩm tại Trung Quốc tăng mạnh qua mỗi tuần
Trung Quốc sẽ cần thêm hỗ trợ từ phía chính sách tài khóa và công nghiệp để có thể ngăn được tình trạng lạm phát suy thoái, chuyên gia nhận định.
Giá cả nhiều loại thực phẩm và hàng hóa tại Trung Quốc đang tăng nhanh chóng, điều này tạo ra thêm áp lực lên các nhà hoạch định chính sách nước này trong nỗ lực bình ổn giá cả.
Theo CNBC dẫn nguồn từ Bộ Thương mại Trung Quốc, ước tính giá của khoảng 30 loại rau phổ biến nhất trong tuần kết thúc ngày 31/10/2021 tăng 6,6% so với tuần liên trước.
Áp lực lạm phát tăng cao và việc chính phủ nhiều nước khác đang áp dụng chính sách siết chặt tiền tệ sẽ hạn chế khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của Trung Quốc, theo phân tích của trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô và nghiên cứu tại China Renaissance – ông Bruce Pang.
Ông Pang phân tích khi mà khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ đồng nghĩa Trung Quốc sẽ cần thêm hỗ trợ từ phía chính sách tài khóa và công nghiệp để có thể ngăn được tình trạng lạm phát suy thoái. Ông dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng từ 4 đến 5% trong quý 4/2021.
Lạm phát suy thoái là hiện tượng kinh tế trong đó giá cả tăng nhưng hoạt động kinh tế trì trệ dẫn đến lạm phát cao và sức chi tiêu tiêu dùng giảm sút.
Mới đây, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết sẽ bắt đầu thu hẹp chương trình mua tài sản, động thái khác biệt so với gói kích cầu thời kỳ đại dịch COVID-19 và đồng thời hướng tới việc siết chặt chính sách tiền tệ.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố liệu các quyết định của cơ quan này có liên quan đến chính sách tiền tệ của Mỹ.
Báo cáo mới nhất từ Bộ Thương mại Trung Quốc như vậy đã xác nhận cho xu thế giá cả thực phẩm tăng. Tuy nhiên số liệu công bố chiều ngày thứ Ba cho thấy thông tin về giá thực phẩm tăng cao đã không còn được lưu trữ trong báo cáo mới nhất.
Trong tuần kết thúc ngày 31/10, giá thực phẩm tăng 3,7% so với tuần trước đó; giá thịt lợn tăng đến 10,6%; giá trứng gà tăng 6,4%. Việc giá cả thực phẩm tăng nói chung đã tiếp nối cho việc giá đã tăng ở tuần liền trước.
Chuyên gia kinh tế tại Morgan Stanley, ông Robin Xing, trong báo cáo mới nhất nhận xét chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số đo chi phí tiêu dùng mà người dân phải chi tiêu ra, đã tăng gấp đôi tốc độ tăng trưởng trong tháng 10 chủ yếu do việc lạm phát giá thực phẩm tăng bởi giá rau tăng vọt khi nguồn cung hạn chế bởi thời tiết xấu.
Tuy nhiên, các chuyên gia Morgan Stanley dự báo về mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 10 chỉ ở mức 10,5% - một ngưỡng khá thấp. Ông Xing nhấn mạnh đến việc nhu cầu tiêu dùng yếu, đặc biệt khi mà giới chức thông báo về các biện pháp hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn số lượng ca lây nhiễm tăng cao trong vài ngày gần nhất.
Dù rằng giá thực phẩm tăng, giá bất động sản tại Trung Quốc đang không có dấu hiệu tăng. Phần đông tài sản của người Trung Quốc đang mắc kẹt trong bất động sản. Bất động sản chiếm khoảng 70% cho đến 80% tổng tài sản của người Trung Quốc, theo tính toán của Moody.
Trong vòng 18 tháng qua, một trong những chiến dịch cứng rắn nhất của Trung Quốc chính là việc áp dụng các biện pháp hạn chế với ngành bất động sản nhằm giảm tình trạng vay nợ trong ngành.
Nỗi lo về khả năng vỡ nợ của Evergrande đã tác động mạnh đến nhà đầu tư trong năm nay. Thị trường bất động sản Trung Quốc suy giảm mạnh dù rằng sự suy giảm về giá khác biệt tùy theo thành phố và khu vực.
Kết quả khảo sát mới đây cho thấy giá nhà tại Trung Quốc tháng 10 tăng rất nhẹ so với tháng trước đó, mức tăng ghi nhận chỉ 0,09% và như vậy ghi nhận tháng tăng trưởng chậm thứ 4 liên tiếp.