Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ “ngôi vương” trên thị trường quốc tế


Tính đến ngày 1/11, giá gạo Việt Nam đang có mức cao nhất so với nhóm quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Dự báo, giá gạo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi nguồn cung gạo chưa có dấu hiệu cải thiện.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 653 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 653 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam lập đỉnh mới

Hiện nay, giá gạo tấm 5% của Việt Nam đạt 653 USD/tấn, giá gạo Thái Lan 560 USD/tấn và giá gạo Pakistan 563 USD/tấn. Giá gạo tấm 25% của Việt Nam giao dịch ở mức 638 USD/tấn, giá gạo Thái Lan 520 USD/tấn và giá gạo Pakistan 488 USD/tấn.

Trong bối cảnh khủng hoảng lương thực toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam lập kỷ lục 4 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm 2023, con số cao nhất sau 34 năm gạo Việt tham gia vào thị trường thế giới.

Từ cuối tháng 6, giá gạo xuất khẩu trải qua rất nhiều lần tăng và tính đến nay đã tăng trên 150 USD/tấn.

Cụ thể, vào ngày 21/6, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 498 USD/tấn, hiện loại này đã tăng thêm 155 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo 25% tấm ở mức 478 USD/tấn, tăng 160 USD/tấn.

Số liệu vừa công bố của hải quan cho thấy, 10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất hơn 7,1 triệu tấn gạo, tăng 17% về lượng và 35% về giá trị so với cùng kỳ 2022, vượt kế hoạch đầu năm (6,5 triệu tấn).

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam chính thức lập kỷ lục 4 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm 2023. Đây cũng là con số cao nhất sau 34 năm gạo Việt tham gia vào thị trường thế gi

Bộ Công Thương dự kiến, xuất khẩu gạo trong tháng 10/2023 đạt 700.000 tấn, tương đương 433 triệu USD, đi ngang về lượng và tăng 27% về giá trị so với tháng 10/2022.

Ước 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7,1 triệu tấn gạo, trị giá gần 4 tỷ USD, tăng 17% về lượng và tăng 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Nguyên nhân giá gạo xuất khẩu tăng cao

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến giá gạo Việt Nam tăng cao là do nhu cầu của thị trường thế giới lớn và chất lượng gạo Việt Nam ngày càng cao. 

Ngoài ra, Ấn Độ dự kiến gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo trong tháng 10 nhưng đến nay vẫn chưa có điều chỉnh, lệnh cấm vì thế có thể kéo dài đến hết tháng 2/2024. Do đóy, thế giới vẫn thiếu hụt khoảng 40% nguồn cung.

Biến đổi khí hậu cũng làm cho nguồn cung gạo toàn cầu suy giảm, nhiều quốc gia đua nhau tích trữ khiến nguồn cung chao đảo, giá gạo tăng phi mã. Nhờ đó mà giá lúa gạo nội địa cũng như giá xuất khẩu của Việt Nam tăng cao , liên tục vượt qua các kỷ lục trước đó.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chia sẻ Việt Nam có số lượng giống lúa năng suất, chất lượng cao (chiếm tới 85 - 90%) đã tạo cơ sở cho việc chỉ đạo sản xuất, tạo ra sản lượng lúa gạo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu. 

Việt Nam có thể đảm bảo xuất khẩu 7,5 - 8 triệu tấn gạo với sản lượng trên 43 triệu tấn lúa, ngoài việc dành cho tiêu thụ nội địa, chế biến, dự trữ, Việt Nam có thể đảm bảo xuất khẩu 7,5 - 8 triệu tấn gạo. Điều này khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị trường lúa gạo toàn cầu cũng như việc đảm bảo an ninh lương thực.

Dự kiến, năm 2023 Việt Nam có thể xuất khẩu 8 triệu tấn gạo.

Theo Nhật Hạ/kinhtemoitruong.vn