Nhiều doanh nghiệp ngành Lương thực Việt Nam đang được hưởng lợi trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, tăng giá gạo và cải thiện thị giá cổ phiếu.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc tận dụng thời cơ về giá để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu gạo, khai thác thị trường truyền thống và mở rộng thị trường tiềm năng cần khẩn trương. Gắn với đó, cần phải giữ được thương hiệu gạo đã xây dựng thời gian qua, đồng thời đảm bảo giữ vững an ninh lương thực quốc gia.
Nhiều quốc gia khác đều “đổ dồn” sang Việt Nam, Thái Lan để tìm kiếm phương án nhập khẩu gạo, trong bối cảnh thời tiết biến động xấu, El Nino đã tác động lớn đến sản lượng lúa gạo của nhiều quốc gia.
Diễn biến thời tiết cực đoan, chiến sự kéo dài tại Ukraine đang tạo sức ép lớn lên an ninh lương thực toàn cầu, thiết lập giá gạo ở nền đỉnh mới. Trong bối cảnh đó, cổ phiếu một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thực phẩm sẽ là cơ hội đầu tư sinh lời tốt.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo, ổn định, bền vững, hiệu quả; linh hoạt tổ chức, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết hợp giữa hình thức truyền thống và trực tuyến nhằm duy trì, củng cố các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Indonesia, khu vực châu Phi...
Lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo tháng 3/2023 đạt cao nhất trong lịch sử ngành hàng với 961.608 tấn, trị giá 509 triệu USD, tăng gần 80% về lượng và giá trị so với tháng trước. Tính chung quý I/2023, xuất khẩu gạo tăng 23,4% về lượng và tăng 34,3% về trị giá so với cùng kỳ.
Năm 2017, Trung Quốc chiếm gần 40% tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng đến năm 2022 con số này chỉ còn 13%. Để gạo Việt không dần vắng bóng trên thị trường Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ chủ động hơn nữa, phối hợp với Đại sứ quán của hai nước tiếp tục tiếp nhận, xử lý nhanh và hiệu quả hồ sơ đã phê duyệt, giúp việc xuất khẩu thuận lợi hơn.