Giới nhà giàu Trung Quốc làm gì khi nền kinh tế suy giảm?


Xu hướng đầu tư của giới siêu giàu phản ánh chính xác thực trạng nền kinh tế Trung Quốc hiện nay - không còn phong phú kênh đầu tư an toàn và sinh lời cao như trước đây.

Xu hướng đầu tư của giới nhà giàu Trung Quốc được gói gọn trong cụm từ “thận trọng”.
Xu hướng đầu tư của giới nhà giàu Trung Quốc được gói gọn trong cụm từ “thận trọng”.

Nền kinh tế bùng nổ suốt 3 thập kỷ khiến giới siêu giàu ở Trung Quốc tăng nhanh chóng. Cá nhân sở hữu từ 30 triệu USD trở lên được liệt kê vào nhóm này. Có khoảng 98.551 người vào năm 2023, dự kiến tăng lên 144.897 người trong 5 năm tới.

Khi nền kinh tế số 2 thế giới rơi vào trầm lắng, xu hướng đầu tư của giới siêu giàu nổi lên thành chủ đề được quan tâm. Hẳn nhiên, giới lãnh đạo nước này - với phong cách xu hướng hiện tại - đã ràng buộc giới siêu giàu mang thêm trọng trách chính trị.

Đó là “thịnh vượng chung” chia sẻ tài sản và cơ hội giàu có bằng cách điều chỉnh cách thức tái phân phối của cải xã hội, tạo cơ hội thu nhập cao hơn cho tầng lớp dưới. Thậm chí, họ đã giới hạn thu nhập trong một số lĩnh vực đặc thù.

Dĩ nhiên, xu hướng đầu tư của nhóm này hiện tại được gói gọn trong cụm từ “thận trọng”. Một phần không nhỏ tài sản dịch chuyển ra nước ngoài, đến các “thiên đường thuế” hoặc “ẩn nấp” trong các nhà băng ký gửi hàng đầu thế giới; một phần đổ vào bất động sản cao cấp.

Một xu hướng được công ty bất động sản Savills, cho biết: Giao dịch trong lĩnh vực bất động sản hạng sang của Thượng Hải đã gia tăng đáng chú ý. Trung Quốc đã nới lỏng một số hạn chế trong việc mua bất động sản, điều này dẫn đến sự gia tăng các đợt chào bán bất động sản cao cấp mới ở các khu vực trung tâm thành phố, giải quyết nhu cầu bị dồn nén.

Từ tháng 5, chính phủ Trung Quốc đã giảm số năm người dân phải nộp thuế ở Thượng Hải trước khi họ có thể mua bất động sản từ 5 năm xuống còn 3 năm. Tỷ lệ trả trước cho người mua lần đầu cũng đã giảm từ 30% xuống 20%.

Theo dữ liệu do công ty nghiên cứu thị trường CBRE, khối lượng giao dịch đối với những khu dân cư mới xây có giá tối thiểu 2,75 triệu USD/căn đã tăng 38% so với cùng kỳ trong quý đầu tiên của năm 2024. Gần 40% số người mua này là cư dân địa phương của Thượng Hải.

Stephen Pau, Giám đốc đầu tư của Hefeng Family Office, cho biết: “Trong bối cảnh hiện tại, những ngôi nhà sang trọng tại các thành phố lớn là tài sản có giá trị để bảo toàn sự giàu có và tính thanh khoản, đặc biệt đối với những cá nhân có giá trị ròng cực cao”.

Những nhà đầu tư giàu có của Trung Quốc đã nắm bắt được nhiều loại tài sản ngày càng đa dạng hơn, bao gồm tiền tệ, tín dụng tư nhân, vốn cổ phần tư nhân, chứng khoán Mỹ, Nhật Bản và cổ phiếu tại các thị trường phát triển.

QDII là một cơ chế cho phép các tổ chức và nhà quản lý quỹ có thể đầu tư ra nước ngoài trong một hạn mức cho phép. Ví dụ, hạn mức mà Tianhong AM trực thuộc Ant Financial, một nhánh của của Alibaba Group được cấp phép là 200 triệu USD.

Trong khi đó QDLP là chương trình cho phép chuyển đổi đồng nhân dân tệ sang ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài, thông qua một sản phẩm trung chuyển của Trung Quốc. Số lượng vốn được chuyển đổi do cơ quan quản lý ngoại hối của Trung Quốc (SAFE) kiểm soát.

Kết quả tính toán cho biết nhóm 1% những người giàu nhất Trung Quốc nắm giữ từ 30-50% giá trị tiền gửi ngân hàng. Bởi vậy dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các cá nhân giàu có có thể sẽ tạo sự thay đổi lớn trong nền kinh tế Trung Quốc.

Theo Trương Khắc Hà/Diendandoanhnghiep.vn