Hạt gạo “vượt khó”

.

Về giải pháp mua hết lúa tồn đọng trong dân theo kế hoạch của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Ngọc Nam - TGĐ Cty Lương thực Tiền Giang (Tigifood) cho biết: Trong chỉ tiêu phân bổ 25.000 tấn gạo do Tổng Cty Lương thực miền Nam cho Tigifood, Cty đã hoàn thành hơn phân nửa với giá có lợi cho người dân. Tuy nhiên, hiện số lúa có đủ phẩm cấp gạo 5% còn ít, phần lớn còn lại chỉ có thể chế biến gạo 25%.

 

Với các giải pháp của Chính phủ và Bộ Công Thương mới triển khai, ông Nam cho là khá hiệu quả. Tuy nhiên, phối hợp giữa các ngành liên quan đôi khi chưa được như ý muốn. Cũng theo ông Nam, thông tin cho rằng “lúa Campuchia ào ạt vào Việt Nam” trên một số tờ báo là “chưa chuẩn”. Ai dám chắc số lượng “hàng ngàn tấn” nhập vào Việt Nam là có thật, đúng là có việc đang mùa thu hoạch của Campuchia và có cả lúa của người Việt sang Campuchia thuê đất trồng lúa, nay thu hoạch thì bà con chuyển về. Vì thế, không thể lấy đó để nói tất cả đó là lúa của Campuchia được.

Trong nước, chúng ta cũng có lúa thơm tuy diện tích, sản lượng không lớn. Xu hướng gần đây, người tiêu dùng có nhu cầu nhiều về gạo phẩm cấp cao vì người dân đã hướng đến ăn ngon, thay vì ăn cho no. Lúa thơm của Campuchia từ 6 đến 8 tháng/vụ nên chất lượng cao hơn, có “cung” ắt có “cầu” là tất yếu.

Vẫn theo ông Nguyễn Ngọc Nam, tính đến cuối tháng 10/2008, Tigifood đã xuất khẩu được 139.226 t

“Đúng là có việc đang mùa thu hoạch của Campuchia và có cả lúa của người Việt sang Campuchia thuê đất trồng lúa, nay thu hoạch thì chuyển về. Vì thế, chưa thể nói lúa Campuchia tràn vào Việt Nam được”.

ấn gạo các loại, đạt trên 86% kế hoạch năm 2008, kim ngạch xuất khẩu trên 85 triệu USD. Bình quân giá gạo đạt 615,43 USD/tấn, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Nhờ vậy, không chỉ thu hút ngoại tệ phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế mà đồng thời góp phần giải tỏa phần nào ách tắc về lúa hàng hóa tồn đọng trong dân trong thời gian qua. Cùng thời gian này, Tigifood còn hợp đồng bao tiêu 8.400 ha lúa chất lượng cao tại hai huyện trọng điểm lúa Cai Lậy và Cái Bè. Đây là cố gắng lớn của đơn vị nhằm thực hiện tốt Quyết định số 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tạo mối liên kết "4 nhà" nhằm phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả cao. Hoạt động mua thêm 300.000 tấn gạo cũng đang diễn ra tại Long An. Từ cuối tuần qua, một số DN xuất khẩu lúa gạo tiếp tục khởi động việc mua gạo tạm trữ. Lãnh đạo Cty Lương thực Long An cho biết sẽ thu mua 25.000 tấn gạo từ lúa trồng bằng giống IR 50404 để chế biến gạo 15-25% tấm và gạo hạt dài để chế biến gạo 5% tấm...

Từ trung tâm vựa lúa cả nước, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Thanh Mẫn cho hay: Tính đến cuối tháng 10/2008 trên địa bàn thành phố còn tồn 130.000 tấn lúa trong dân. Quan điểm chỉ đạo của UBND thành phố là cố gắng mua hết số lúa tồn, vướng mắc trong khâu cung ứng vốn đã dược thành phố tiếp tục kiến nghị với cán bộ, ngành và Chính phủ. Chị M.T và nhiều bà nội trợ công chức Cần Thơ tâm sự với PV DĐDN: Nghe nói lúa thơm Khawdak Mali vượt biên giới vào Đồng Tháp, An Giang, Long An chỉ với giá 4.000-5.000  đ/kg thì mở cờ trong... túi tiền. Vì theo các chị, gạo thơm Chợ Đào (Long An) mà gia đình các chị đang dùng là 13.000 đ/kg; nếu gạo thơm Campuchia được tung ra thị trường thì cũng chỉ 8.000 - 9.000 đ/kg cao lắm cũng cỡ 10.000 đ/kg là... lý tưởng đối với các bà nội trợ. Ở một động thái khác, lo lắng trước “mối nguy” với loại gạo “cứu đói” từ giống lúa IR 50404 (chiếm tỷ lệ đáng kể trong sản lượng của ĐBSCL) hiện chỉ được bán với giá 3.800 - 4.200 đ/kg lúa và lúa bị ẩm vàng chỉ 2.500 đ/kg... sẽ bị “rớt giá” cũng là lo lắng không thừa.

Về giải pháp giãn nợ, miễn lãi vay... của Bộ Công Thương trình Chính phủ hồi cuối tháng 10 đã được triển khai nhưng còn chậm. Nhịp độ “thu mua hết lúa tồn trong dân” do hai TCty Lương thực triển khai theo lệnh của Bộ Công Thương vẫn chưa nhịp nhàng... có phần do người dân còn phân vân, do dự do thiếu thông tin tư vấn theo hướng có lợi. Bà con cũng chi “chi phối”, “phân tâm” vì các khoản nợ ngân hàng, vật tư, phân bón khi lúa bán ra chậm chạp. Ông Nguyễn Văn Phấn - TGĐ Cty Hiệp Thanh (Cần Thơ): DN của tôi thuộc thành phần “miễn nhiễm” đối với tín dụng ưu đãi, chưa từng được tham gia trong các “chiến dịch” cứu lúa gạo mà nhà nước phát động. Còn giải pháp giãn nợ, miễn lãi... lại càng “xa cách”. Lần trước trao đổi, tôi đã nói là không bộ, ngành nào “to” bằng hiệp hội (VFA). Muốn XK thì phải đăng ký qua “cửa” này. Giá cả bị khống chế và nhiều thủ tục khác nữa, thì hỏi các DN kinh doanh XK gạo đâu phải muốn tự tung, tự tác mà được...

“Lính già làng gạo” Lê Việt Hải - TGĐ Cty Mekong, Cần Thơ còn bức xúc hơn: Ông Hải “tố” với PV DĐDN rằng “quá nhức đầu về tình hình giá cả lúa gạo lúc này nên không nói gì nhiều được”. Tuy nhiên, qua ông, PV DĐDN cũng chỉ biết chia sẻ tình hình lúa gạo thì tồn kho nhiều đến nỗi không còn chỗ chứa, đầu ra “nghẹt cứng”, giá chào của khách “chỉ nghe đã thấy lỗ” thì làm sao kinh doanh gì được. Cty ông cũng có thị phần nội địa chiếm đến gần 30% sản lượng hàng năm nhưng “không dám mạo hiểm vì việc kinh doanh luôn có bất trắc, rủi ro”. Mặc dù giá gạo ngon nội địa đang bị dân TP HCM “kêu” là cao chót vót.

Trong khi đó, do nhiều người dân mua gạo chế biến từ lúa trồng bằng giống IR 50404 vì cho rằng giá khá rẻ nên thương lái cũng đã trở lại mua loại lúa này trong dân. Do giá bán gạo IR 50404 ở Tiền Giang và Long An chỉ 4.500 đồng/kg nên giá mua lúa của dân chỉ từ 2.500 - 3.000 đồng/kg.
 
Theo DDDN