Hậu Giang phát động tháng thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công


Ngày 01/01/2023, tại huyện Vị Thuỷ, tỉnh Hậu Giang, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang và TP. Cần Thơ tổ chức Lễ khởi công Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 (gọi tắt là Dự án).

 Đồng chí Lê Minh Khái (ở giữa), Bí thư Trung ương Đảng - Phó Thủ tướng Chính phủ dự Lễ phát động tại Hậu Giang.
Đồng chí Lê Minh Khái (ở giữa), Bí thư Trung ương Đảng - Phó Thủ tướng Chính phủ dự Lễ phát động tại Hậu Giang.

Đến dự tại điểm cầu Hậu Giang có đồng chí Lê Minh Khái - Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng; đồng chí Lê Tiến Châu - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam; lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, cùng các bộ, ngành.

Về phía tỉnh Hậu Giang, tham dự có đồng chí Nghiêm Xuân Thành - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Huyến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Đồng Văn Thanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, lãnh đạo các huyện, xã, thị trấn và người dân trong vùng dự án. Lễ khởi công còn có sự tham dự của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam các tỉnh Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cà Mau, Cần Thơ, Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, đại diện nhà thầu…

Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết: Ngày 11/01/2022, Quốc hội đã chính thức thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, gồm 12 dự án thành phần, với chiều dài khoảng 729km. Trong đó vùng ĐBSCL có 02 dự án thành phần đi qua với chiều dài khoảng 109km. Đây là sự kiện khởi đầu cho quá trình xây dựng 5.000km đường bộ cao tốc trên cả nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng.

Dự án thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025 đi qua 05 tỉnh, thành phố gồm: Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau, với tổng chiều dài 109km, tổng diện tích thu hồi là 761ha, tổng số dân bị ảnh hưởng là 3.857 hộ, tổng số hộ được bố trí  tái định cư là 973 hộ. Trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh Hậu Giang là 63,6km, (chiếm 57% toàn tuyến), với 2.067 hộ dân bị ảnh hưởng, 10 tổ chức phải di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, với tổng diện tích đất thu hồi là 361,5ha.

Theo Nghị quyết 18 của Chính phủ, giao địa phương tiến hành thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng 70% diện tích trước ngày 20/11/2022 (tương đương diện tích phải bàn giao mặt bằng 532ha). Các địa phương khu vực dự án đi qua đều xác định đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xuyên suốt của năm 2022, qua đó đã triển khai đồng bộ với rất nhiều giải pháp.

Tuyến cao tốc: Điểm đầu Km15+350 giao với tuyến nối đường Nam Sông Hậu - QL1, thuộc quận Cái Răng, TP. Cần Thơ; Điểm cuối Km53+000 giao với điểm đầu Dự án thành phần đoạn Hậu Giang - Cà Mau thuộc huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Tổng chiều dài tuyến khoảng 37,65km;

Tuyến nối: Điểm đầu Km0+00 giao với đường Nam Sông Hậu, thuộc quận Cái Răng, TP. Cần Thơ; Điểm cuối: Km9+252 giao với QL1, thuộc quận Cái Răng, TP. Cần Thơ. Tổng chiều dài tuyến nối khoảng 9,252km. Với quy mô đầu tư Tuyến cao tốc: đường cao tốc cấp 100, vận tốc thiết kế Vtk=100 km/h; Bề rộng nền đường Bnền = 24,75m; giai đoạn phân kỳ quy mô 4 làn xe hạn chế, bề rộng nền đường Bnền = 17m;

Tuyến nối: đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h; Bề rộng nền đường Bnền = 12,00m, gồm 2 làn xe.

Tổng mức đầu tư: 10.370,74 tỷ đồng; trong đó: Chi phí GPMB: 1.956,46 tỷ (gồm Cần Thơ  618,1 tỷ và Hậu Giang 1.338,36 tỷ.) Công tác đền bù, hỗ trợ, TĐC: do UBND TP. Cần Thơ và UBND Tỉnh Hậu Giang chịu trách nhiệm thực hiện.

 Đồng chí Đồng Văn Thanh Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thông tin tại buổi Lễ.
 Đồng chí Đồng Văn Thanh Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thông tin tại buổi Lễ.

Đồng chí Đồng Văn Thanh cũng đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương và kêu gọi nhân dân trong vùng dự án đi qua tiếp tục hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư, nhà thầu thi công dự án đảm bảo hoàn thành theo tiến độ đề ra, sớm đưa dự án vào khai thác, sử dụng để từng bước hoàn thiện kết nối hạ tầng giao thông giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước và trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; tạo làn sóng mới trong thu hút đầu tư, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.  

Dự án sau khi hoàn thành, đưa vào khai thác (dự kiến năm 2026) cùng với các dự án thành phần khác từng bước hình thành nên tuyến cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông hiện đại, có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao, đáp ứng nhu cầu vận tải, kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu; từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, với các công trình hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh.

Qua đó, góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế; giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, kết nối và phát huy hiệu quả các đoạn đường bộ đã và đang đầu tư; tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho các địa phương có dự án đi qua; phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển GTVT. Đặc biệt là sự khơi thông phát triển cho cả vùng ĐBSCL.

Với quy mô công trình rất lớn, lại triển khai trong giai đoạn phục hồi sau COVID-19, Bộ GTVT cho rằng những công việc đã triển khai cho đến nay chỉ là kết quả bước đầu, nhiệm vụ trước mắt còn hết sức nặng nề mà các bên tham gia dự án cần phải quyết tâm thực hiện. Để dự án hoàn thành đảm bảo tiến độ, chất lượng, quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tư, Bộ GTVT yêu cầu Ban Quản lý Dự án Mỹ Thuận (Chủ đầu tư), các đơn vị tư vấn, nhà thầu với trách nhiệm cao nhất, khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể, phương án tổ chức thi công phù hợp, huy động đầy đủ nhân lực, máy móc, thiết bị để tập trung triển khai thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn và vệ sinh môi trường. Tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật, chỉ dẫn kỹ thuật của Dự án, không để xảy ra tiêu cực, sai phạm.

 Đồng chí Đồng Văn Thanh Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thông tin tại buổi Lễ.
 Đồng chí Đồng Văn Thanh Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thông tin tại buổi Lễ.

Bộ GTVT đề nghị TP. Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang tiếp tục quan tâm chỉ đạo sớm hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng trong quý II/2023; chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ chủ đầu tư/Ban Quản lý dự án và các nhà thầu thi công trong quá trình triển khai dự án; tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại khu vực triển khai Dự án.

Với trách nhiệm của mình, Bộ GTVT sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND các địa phương, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, quyết liệt chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các dự án giao thông trong khu vực và Dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ đã đề ra.

Theo Phú Đức/dangcongsan.vn