Hoàn thiện công tác kế toán tại Kho bạc Nhà nước huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang
Huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang có 19 xã, thị trấn, với 140 đơn vị, hơn 400 tài khoản được mở để giao dịch. Kho bạc Nhà nước Giồng Riềng hàng ngày phải thu, chi trên 200 bút toán khác nhau. Trong thời gian qua, công tác kế toán ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Giồng Riềng thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Về cơ bản công tác kế toán chia ra 3 nghiệp vụ chính, đó là kế toán thu ngân sách nhà nước, kế toán chi ngân sách nhà nước và kế toán quyết toán ngân sách nhà nước. Bên cạnh những kết quả tích cực, trong công tác kế toán còn bộc lộ hạn chế, bất cập cần hoàn thiện trong thời gian tới tại Kho bạc Nhà nước Giồng Riềng.
Thực trạng công tác kế toán tại Kho bạc Nhà nước Giồng Riềng
Trong thời gian qua, công tác kế toán ngân sách nhà nước (NSNN) tại Kho bạc Nhà nước (KBNN) huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang thực hiện theo quy định chung của Nhà nước. Về cơ bản công tác kế toán chia ra 3 nghiệp vụ chính, đó là: Kế toán thu NSNN, Kế toán chi NSNN và Kế toán quyết toán NSNN. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, kế toán thu NSNN. Trong quá trình xử lý các nghiệp vụ liên quan đến thu NSNN, KBNN huyện Giồng Riềng đã thực hiện công tác kế toán trên cơ sở kết hợp chương trình TCS-TT và Hệ thống TABMIS với các yếu tố sau:
- Về chứng từ hạch toán: Kế toán thu NSNN sử dụng các chứng từ: Lệnh hoàn trảkhoản thu NSNN (Mẫu số C1-04/NS); Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN (Mẫu số C1-05/NS); Giấy đề nghị điều chỉnh thu NSNN (C1-07a/NS); Bảng kê nộp thuế (Mẫu số 01/BKNT); Giấy rút dự toán NSNN, Giấy rút vốn đầu tư...
- Về tài khoản hạch toán: Mãtài khoản kế toán được KBNN huyện Giồng Riềng sử dụng bao gồm các Tài khoản 7111, 7112, 7113, 7311, 7312, 7411, 7911. Đây làcác tài khoản thu dùng chung cho cả hệ thống Kho bạc, chỉ phân biệt giữa các Kho bạc là mã Kho bạc và mã địa bàn hành chính. KBNN huyện Giồng Riềng (mã Kho bạc: 0822); Mã địa bàn hành chính: 906 HH.
- Về nội dung hạch toán và sổ sách, báo cáo: KBNN huyện Giồng Riềng cũng thực hiệc việc hạch toán theo đúng quy định chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ thu như:
Cá nhân, đơn vị nộp thuế; Hạch toán các khoản thu NSNN do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Giồng Riềng thu; Trích tài khoản tiền gửi của đơn vị tại KBNN để nộp thu NSNN; Trích tài khoản tạm thu, tạm giữ nộp NSNN; Chủ đầu tư (chi đầu tư xây dựng cơ bản) nộp thuế (2% thuế GTGT);
Kho bạc khác thu hộ chuyển về số thu NSNN (nội tỉnh, ngoại tỉnh); Ghi thu - ghi chi NSNN đối với các khoản phí, lệ phí; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên (thực chi, tạm ứng); Thu chuyển nguồn giữa các năm ngân sách; Hoàn trả khoản thu bằng tiền mặt, qua tài khoản tiền gửi ngân hàng.
Về báo cáo thu, KBNN huyện Giồng Riềng thực hiện việc lập báo cáo thu NSNN theo tháng, năm theo mẫu quy định và báo cáo nhanh theo yêu cầu của lãnh đạo.
Thứ hai, kế toán chi NSNN: Hiện nay, tất cả các khoản chi NSNN của các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp, các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án… đều được hạch toán thông qua các tài khoản giao dịch của đơn vị giao dịch mở tài khoản tại KBNN huyện Giồng Riềng và các khoản chi theo lệnh chi tiền của Phòng Tài chính huyện Giồng Riềng Các yếu tố cơ bản thực hiện công tác kế toán chi NSNN tại KBNN huyện Giồng Riềng gồm:
(i) Chứng từ hạch toán: Kế toán chi NSNN sử dụng các chứng từ sau: Lệnh chi tiền (Mẫu số C2-01a/NS); Lệnh chi tiền phục hồi (Mẫu số C2-01b/NS); Lệnh chi tiền (Mẫu số C2-01c/NS); Giấy rút dự toán ngân sách (Mẫu số C2-02a/NS); Giấy rút dự toán ngân sách (Mẫu số C2-02b/NS); Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước (Mẫu số C2-03/NS); Giấy đề nghị thu hồi ứng trước (Mẫu số C2-04/NS);
Giấy nộp trả kinh phí (Mẫu số C2-05a/NS); Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp trên (Mẫu số C2-05b/NS); Giấy nộp trả kinh phí cho ngân sách cấp huyện (Mẫu số C2-05c/NS); Phiếu điều chỉnh số liệu ngân sách (Mẫu số C2-10/NS); Giấy rút dự toán bổsung từ ngân sách cấp trên (Mẫu số C2-11a/NS); Giấy rút dự toán bổ sung từ ngân sách cấp huyện (Mẫu số C2-11b/NS); Giấy đề nghị cam kết chi NSNN (Mẫu số C2-12/NS); Phiếu điều chỉnh số liệu cam kết chi (Mẫu số C2-13/NS)...
(ii) Tài khoản hạch toán: Mã tài khoản kế toán được KBNN huyện Giồng Riềng sử dụng bao gồm các tài khoản tạm ứng (TK 151, 171); các tài khoản ứng trước (TK 172,173); các tài khoản thực chi thường xuyên (TK 811, 812); chi đầu tư xây dựng cơ bản (TK 821, 822); Chi chuyển giao ngân sách bằng dự toán (TK 831), Chi chuyển nguồn giữa các năm ngân sách (TK 841).
(iii) Nội dung hạch toán và sổ sách, báo cáo: KBNN huyện Giồng Riềng cũng thực hiệc việc hạch toán theo đúng quy định chủ yếu tập trung vào các nghiệp vụ chi sau:
Đơn vị sử dụng ngân sách thực chi, tạm ứng chi thường xuyên (kinh phítự chủ, không tự chủ), chi kinh phíủy quyền bằng tiền mặt; Đơn vị sử dụng ngân sách thực chi, tạm ứng chuyển khoản chi thường xuyên (kinh phítự chủ, không tự chủ), chi kinh phí ủy quyền; Đơn vị sử dụng ngân sách thực chi, tạm ứng chuyển khoản chi thường xuyên (kinh phí tự chủ, không tự chủ), chi kinh phí ủy quyền cho đơn vị có tài khoản tại KBNN khác (nội tỉnh, ngoại tỉnh)…; Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới (tạm ứng, thực chi); Trường hợp tạm ứng đối với UBND xã; UBND xã thanh toán các khoản tạm ứng.
(iv) Báo cáo chi: KBNN huyện Giồng Riềng thực hiện việc lập báo cáo chi NSNN theo tháng, năm theo mẫu quy định và báo cáo nhanh theo yêu cầu của lãnh đạo.
Ví dụ: Báo cáo thực hiện chi đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách (cấp tỉnh/cấp huyện/cấp xã) niên độ; Báo cáo thực hiện chi thường xuyên ngân sách (cấp tỉnh/cấp huyện/cấp xã) niên độ; Chi các chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia, niên độ; Báo cáo chi vàtrảnợ vay NSNN theo Mục lục NSNN niên độ…
Thứ ba, kế toán quyết toán NSNN. Công tác kế toán quyết toán NSNN tại KBNN Giồng Riềng được thực hiện bằng cách ràsoát, đối chiếu số liệu 12 tháng (từ ngày 01/01/N đến hết ngày 31/12/N).
Trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN (từ ngày 01/01/N+1 đến hết ngày 31/01/N+1). Sau khi khoá sổ kế toán tháng 12/N và tháng 01/N+1, các đơn vị KBNN thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu hạch toán ngân sách niên độ N, đảm bảo khớp đúng giữa số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp, số liệu của các báo cáo theo quy định.
Phối hợp cơ quan tài chính xác định số tạm ứng chi chuyển giao từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới cho nhiệm vụ chi thường xuyên, căn cứ đề nghị cơ quan tài chính đồng cấp, KBNN thực hiện điều chỉnh số chi vàdự toán từ dự toán chi chuyển giao ngân sách bằng dự toán ứng trước sang tài khoản chi vàdự toán từ dự toán chi chuyển giao ngân sách giao trong năm với tính chất nguồn 27 (dự toán tạm ứng).
Trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách các cấp (từ ngày 01/01/N+1 đến hết ngày 31/01/N+1), công tác kế toán tại KBNN huyện Giồng Riềng cần thực hiện các nội dung sau:
- Hạch toán các khoản thu, chi NSNN phát sinh từ ngày 31/12/N trởvề trước nhưng chứng từ đang luân chuyển;
- Hạch toán tạm ứng đối với vốn bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Hạch toán chi ngân sách các khoản tạm ứng đã đủ thủ tục thanh toán;
- Hạch toán các khoản ghi thu, ghi chi từ vốn ODA và vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài thuộc kế hoạch năm N; vốn viện trợ không hoàn lại theo lệnh ghi thu, ghi chi của cơ quan tài chính;
- Đối chiếu và điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán.
Kiểm tra, rà soát vàxử lý các giao dịch dở dang về lệnh chi tiền vàdự toán trên Hệ thống TABMIS, xử lý hết số dư dự toán của các tài khoản dự toán phân bổ các cấp trung gian (cấp 1,2,3), đảm bảo số liệu chính xác phục vụ công tác khóa sổ quyết toán cuối năm.
Một số tồn tại, hạn chế trong công tác kế toán
Bên cạnh việc chấp hành nghiêm túc các văn bản, quy định vàcông văn hướng dẫn công tác kế toán NSNN, trong thực tế công tác này tại KBNN Giồng Riềng vẫn còn một số hạn chế sau:
Một là, chứng từ hạch toán. Theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 quy định tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán tuyệt đối phải được ký bằng loại mực không phai. Điều này gây khó khăn cho kế toán thu NSNN trong việc hướng dẫn cho khách hàng ký trên chứng từ thu ngân sách (đối với thu NSNN bằng tiền mặt). Vì đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh cá thể… cũng có khách hàng vãng lai nộp thay cho đối tượng nộp thuế, vẫn có một số khách hàng phản ứng về vấn đề này.
Một số biểu mẫu chứng từ kế toán chưa rõ ràng và trên chứng từ chuyển tải rất nhiều thông tin gây khó khăn cho việc hạch toán vàkiểm soát chi NSNN. Ví dụ: Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước (Mẫu số C2-03/NS) dùng chung cho cả hai trường hợp nên khi thanh toán chưa thể hiện các khoản chi thanh toán bằng tiền mặt hay thanh toán bằng chuyển khoản.
Hai là, tài khoản hạch toán. Đối với các khoản chi NSNN năm trước phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán (tháng 1 năm sau), phải hạch toán hai niên độ năm nước, năm nay. Tổ hợp tài khoản kế toán gồm 12 đoạn mã nhưng không có mã niên độ ngân sách. Việc hạch toán năm trước, năm nay phải thực hiện thông qua tài khoản trung gian. Dữ liệu năm trước tại phân hệ quản lý chi-AP được hạch toán tại kỳ 12 (tháng 12), tại phân hệ Sổ cái - GL hạch toán tại kỳ 13 (kỳ chỉnh lý). Vì vậy, việc hạch toán dễ nhầm lẫn trong việc nhập dữ liệu kế toán.
Việc đăng ký mở tài khoản giao dịch của đơn vị sử dụng ngân sách tại KBNN chưa thực hiện trên phần mềm. Những thủ tục mở, sử dụng, phong tỏa, tất toán tài khoản kế toán thực hiện theo Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/05/2014 của Bộ Tài chính.
Việc quản lý tài khoản được mở sổ theo dõi thủ công nên quản lý chưa được chặt chẽ và khoa học.
Ba là, nội dung hạch toán, sổ sách, báo cáo. Khi phát sinh mới một khoản thu NSNN mà khoản thu này chưa được khai báo mãtỷ lệ phân chia (để thực hiện điều tiết cho các cấp ngân sách) trên chương trình thu thuế tập trung TCS-TT.
Ở trạng thái “Kiểm soát lỗi”, kế toán thu ngân sách phải gửi yêu cầu đăng ký khai báo mã tỷ lệ phân chia lên KBNN Kiên Giang rồi chờ đăng ký xong mới hạch toán được. Trong thời gian chỉnh lý ngân sách khi nhập chứng từ tại phân hệ quản lý chi (AP) cán bộ nghiệp vụ nhập hết vào kỳ 12, trong khi đó nhập chứng từ chi phân hệ (GL) lại nhập kỳ 13. Điều này làm cho việc kiểm tra số liệu chi trong thời gian chỉnh lý gặp nhiều khó khăn.
Các mẫu báo cáo đầu B…/BC-NS/TABMIS chi tiết đến từng lĩnh vực thuận lợi cho việc đánh giá, phân tích số liệu của từng lĩnh vực, từng ngành. Tuy nhiên, báo cáo này khi chạy mất nhiều thời gian, phải chạy trước một ngày mới có số liệu. Các chỉ tiêu trên báo cáo thu B2-01, B3-01 chưa bám sát theo chỉ tiêu giao dự toán thu, chi NSNN của Bộ Tài chính, nên khi đối chiếu với các cơ quan thuế, tài chính còn phải thực hiện thủ công theo từng chỉ tiêu.
Sổ chi tiết S2-08 tồn quỹ hàng ngày, chỉ in được vào cuối ngày, nhưng cuối ngày thìcác bút toán GL, vàTCS chưa được kết sổ, cho nên trên sổ có dòng trạng thái “chưa kết sổ” làkhông phù hợp. Vẫn phải làm thủ công “bảng kê tiền mặt“ hàng ngày để đối chiếu với kho quỹ cho kịp thời.
Hiện nay, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) chưa hỗ trợ việc tính lãi tiền gửi ngân hàng vàphíchuyển tiền ngoài hệ thống. Việc tính lãi tiền gửi ngân hàng, thu phí chuyển tiền ngoài hệ thống ngân hàng còn phải theo dõi thủ công.
Kế toán viên phải mở sổ theo dõi số dư, phí chuyển tiền từng ngày rồi cuối tháng mới đối chiếu với bảng kê của ngân hàng. Việc làm này rất mất thời gian, không khoa học, không chính xác.
Hoàn thiện công tác kế toán tại Kho bạc Nhà nước Giồng Riềng
Để hoàn thiện công tác kế toán NSNN, KBNN Giồng Riềng cần tập trung triển khai một số giải pháp sau:
Thứ nhất,cần hoàn thiện chứng từ kế toán.
- Nên quy định cụ thểhơn về việc ký trên chứng từ kế toán bởi trên thực tế không xác định được loại nào là mực không phai.
- Từ ngày 01/11/2018, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định sử dụng hóa đơn điện tử đối với nghiệp vụ bán hàng vàcung ứng dịch vụ cho tất cảcác đối tượng kế toán đã bắt đầu có hiệu lực. Hệ thống KBNN nói chung và KBNN huyện Giồng Riềng nói riêng cần sớm nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các đơn vị thuộc hệ thống, các cơ quan tổchức thuộc diện quản lý NSNN qua KBNN Huyện để tiến đến việc sử dụng thống nhất, thuận lợi và hạn chế các sai sót xảy ra.
- Cần hoàn thiện một số chứng từ kế toán như: Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước mẫu số C3-02/NS cần bổ sung thêm dòng “Thanh toán tạm ứng bằng tiền mặt/chuyển khoản”. Phiếu điều chỉnh cam kết chi (C2-13/NS) mẫu huỷ cam kết chi dùng chung mẫu điều chỉnh cam kết chi là chưa phù hợp vì khi điều chỉnh thì số tiền thể hiện là số chênh lệch tăng hoặc chênh lệch giảm cần điều chỉnh còn khi hạch toán huỷ cam kết chi là xoá bỏ toàn bộ số tiền của khoản cam kết chi đó.
Vì vậy, nên tách riêng ra thành hai mẫu riêng biệt. Đề nghị, nên đổi tên mẫu C3-05/NS Phiếu điều chỉnh các khoản chi NSNN thành Phiếu điều chỉnh số liệu chi đầu tư để giúp đơn vị dểphân biệt giữa chi thường xuyên và chi đầu tư khi sử dụng mẫu.
Thứ hai, hoàn thiện về tài khoản kế toán.
- Cần đưa thông tin về niên độ NSNN vào một đoạn mã kế toán đểsử dụng trong hạch toán kế toán trong tổ hợp tài khoản.
- Chứng từ giấy tài khoản chi ngân sách là 9523, 9527, 9522 cho tất cảcác cấp ngân sách dung cho cả chừng từ thanh toán vàchứng từ thực chi, nhưng khi nhập vào Hệ thống TABMIS lại hạch toán 8113, 8123 hoặc 1513, 1523, hoặc 1713, 8211… Đối với ngân sách xã, phường: Ghi chép trên giấy đúng chương các cơ quan đoàn thểnhư: UBND chương 805, Mặt trận Tổ quốc chương 820, chi khác ngân sách 860 nhưng khi nhập Hệ thống TABMIS lại nhập tất cả vào chương 800.
- Khi nhập cam kết chi không phân biệt Tài khoản thực chi 8113, 8123 hay tạm ứng 1513, 1523 mà tất cả nhập Tài khoản thực chi 8113, 8123.
Nhưng khi thanh toán cam kết chi thì phải phân biệt rõ khoản đó chi thực chi hay tạm ứng. Đối với những chứng từ tạm ứng có cam kết chi thì sau khi nhập chứng từ ởphân hệ AP xong kế toán viên phải điều chỉnh thêm 01 bút toán từ thực chi sang tạm ứng tại phân hệ GL.
- Về kế toán cam kết chi thìnên giữ cam kết chi tại Tài khoản dự toán 9523, 9527 hơn làgiữ tại Tài khoản thực chi 8113, 8123 mới thể hiện đúng bản chất của việc giữ lại dự toán cho khoản mua sắm lớn. Bởi cam kết chi làviệc giữ dự toán lại cho khoản mua sắm, sửa chữa lớn. Vìvậy, việc quy định mức 200 triệu đồng cho những khoản chi mua sắm, sữa chữa thường xuyên là chưa thấy hết ý nghĩa của việc làm này.
Thứ ba, hoàn thiện về hạch toán, sổ sách và báo cáo kế toán.
- Đối với việc đăng ký mã tỷ lệ phân chia, cần phân quyền cho Kế toán trưởng KBNN Huyện thực hiện khi có khoản thu mới phát sinh trên địa bàn nhằm đảm bảo tiện lợi, kịp thời hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản thu vào NSNN, thông tin báo cáo cung cấp cho lãnh đạo.
- Trong thời gian chỉnh lý thì mã niên độ đóng một vai trò quan trọng; Thời điểm này kế toán viên có thể phải nhập chứng từ của cùng một đơn vị song song 2 niên độ kế toán (chi năm trước và chi năm nay). Để tránh hạch toán nhầm lẫn khi phải chọn kỳ kế toán trong quá trình nhập chứng từ, đơn giản bớt quy trình nghiệp vụ và dễ dàng trong việc lấy số liệu, báo cáo, đối chiếu số liệu với các đơn vị liên quan thì việc có thông tin niên độ ngân sách là rất cần thiết.
Thêm vào đó, trong thời gian chỉnh lý này chứng từ trên phân hệ AP hạch toán kỳ 12, còn chứng từ trên phân hệ GL hạch toán kỳ 13. Từ sự không đồng bộ như vậy nên việc chạy các báo cáo, đối chiếu… rất khó khăn, mất thời gian và không chính xác. Hiện nay, trên lấy số liệu báo cáo trong thời gian chỉnh lý hoàn toàn theo dõi thủ công. Vì vậy, việc quy định đồng nhất trong chế độ kế toán về hạch toán kỳ kế toán trên phân hệ AP và GL là hết sức cần thiết.
- Hệ thống TABMIS cần hỗ trợ báo cáo “Tính lãi tiền gửi ngân hàng” và báo cáo “Tính phí chuyển tiền ngoài hệ thống ngân hàng”. Hiện nay, việc tính lãi và tính phí thực hiện hoàn toàn thủ công.
- Chương trình TABMIS nên hỗ trợ lập Báo cáo liệt kê danh sách mãnhân viên tham gia nhập chứng từ kế toán thay cho bảng kê thủ công như hiện nay tránh được sai sót trong lưu trữ chứng từ.
Tài liệu tham khảo:
- Đinh Thị Thúy Minh (2013), Hoàn thiện công tác kế toán NSNN tại KBNN Hòa Vang trong điều kiện vận hành TABMIS, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng;
- Đỗ Thị Hồng Hạnh (2014), Hoàn thiện công tác kế toán NSNN tại KBNN quận Hải Châu trong điều kiện TABMIS, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng;
- Nguyễn Thị Ngọc Trân (2018), Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán tại KBNN huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Duy Tân;
- Báo cáo thu NSNN các năm của KBNN Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.