IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ khủng hoảng

Theo Hóa Khoa/nhadautu.vn

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế phát triển đang u ám hơn và các dấu hiệu khả năng áp thuế cao hơn đang gây áp lực với thương mại.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Nguồn: internet
Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Nguồn: internet

IMF dự báo, nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay, giảm so với mức 3,5% mà IMF đã dự báo vào tháng 1/2019. Tốc độ tăng trưởng năm 2019 sẽ là yếu nhất kể từ năm 2009, thời điểm nền kinh tế thế giới suy thoái. Đây đã là lần thứ ba IMF hạ thấp triển vọng trong sáu tháng qua.

Gita Gopinath, người vừa trở thành chuyên gia kinh tế trưởng của IMF nói,"Đây là thời điểm nhạy cảm". Triển vọng cho năm 2019 là khá bấp bênh.

Khối lượng hàng hóa và dịch vụ thương mại toàn cầu sẽ tăng 3,4% trong năm nay, yếu hơn mức tăng 3,8% trong năm 2018 nhưng giảm từ ước tính 4% vào tháng 1 của IMF.

Đà tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu sẽ hồi phục trong nửa cuối năm nay, trước khi đạt đỉnh ở mức 3,6% vào năm 2020.  Hàng loạt con số tăng trưởng khích lệ đã thúc đẩy sự lạc quan về nền kinh tế thế giới trong những tuần gần đây, bao gồm cả quyết định của Cục Dự trữ Liên bang về việc hoãn tăng lãi suất và dữ sản xuất lạc quan của Trung Quốc và dự báo tăng trưởng của thị trường việc làm của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, IMF cảnh báo rằng các rủi ro vẫn đang nghiêng về hướng suy giảm, với một loạt các mối đe dọa đeo bám nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả sự sụp đổ của các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và Anh rời khỏi Liên minh châu Âu không có thỏa thuận chuyển đổi, được gọi là kịch bản Brexit không thỏa thuận.

IMF cho biết, trong lúc đà tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại và các chính sách lại hạn chế để chống lại suy thoái, việc tránh đưa ra những sai lầm chính sách có thể gây tổn hại cho hoạt động kinh tế cần phải là ưu tiên chính.

Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde cảnh báo rằng nền kinh tế thế giới phải đối mặt với một thời điểm nhạy cảm, khi các bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương chuẩn bị tập trung tại thủ đô của Hoa Kỳ trong tuần này cho các cuộc họp giữa IMF và Ngân hàng Thế giới.

Trong khi các cuộc đàm phán thương mại căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã làm tăng kỳ vọng về một thỏa thuận “đình chiến” kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nhà phân tích vẫn lo lắng về tình hình nền kinh tế toàn cầu  một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Lagarde cho biết tuần trước, IMF không dự đoán suy thoái kinh tế sẽ diễn ra trong ngắn hạn.

Ngoài ra, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của Hoa Kỳ xuống còn 2,3% trong năm nay, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1/2019. Việc hạ dự báo phản ánh tác động của việc đóng cửa một phần của chính phủ đã kết thúc vào tháng 1, cũng như đà tăng trưởng chậm thấp hơn dự báo của chi tiêu công thấp. Tuy vậy, quỹ đã nâng dự báo tăng trưởng của Hoa Kỳ vào năm 2020 lên 1,9%, tăng 0,1 điểm phần trăm, dựa trên sự thay đổi của Fed “bồ câu” với quan điểm kiên nhẫn hơn về lãi suất.

IMF đã hạ triển vọng của khu vực đồng euro xuống còn 1,3% trong năm nay, giảm 0,3 điểm so với ba tháng trước. Tăng trưởng dự kiến chậm lại ở một số nền kinh tế lớn của châu Âu, bao gồm Đức, khi nhu cầu toàn thấp hơn và tiêu chuẩn khí thải ô tô khó khăn hơn đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của họ. Tương tự với triển vọng của Pháp và Ý.

IMF đã tăng dự báo tăng trưởng của Trung Quốc 0,1 điểm lên 6,3% trong năm nay, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng tại Nhật Bản xuống 0,1 điểm xuống 1%. Quỹ này đã hạ djw báo triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ trong năm nay xuống còn 7,3%, giảm từ mức 7,5% trong tháng 1.