Khẩu chiến giá dầu tại Davos 2015
(Tài chính) Giá dầu sẽ tăng vọt thay vì tiếp tục giảm xuống mức 20$/thùng. Đó là lời khẳng định chắc nịch của tổng thư ký Hiệp Hội các Nước Xuất khẩu Dầu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF 2015 tại Davos, Thụy Sĩ.
Giá dầu đã giảm xuống dưới 50$/thùng, hơn 50% kể từ tháng 6/2014 do ngành công nghiệp dầu đá phiến tại Mỹ phát triển cũng như nhu cầu sụt giảm toàn cầu. Quyết định không cắt giảm sản lượng của OPEC trong thời điểm này bị nghi ngờ ảnh hưởng bởi những yếu tố chính trị nhắm vào Nga, quốc gia mà GDP dựa chủ yếu vào xuất khẩu dầu. Trong khi đó các nhà sản xuất lớn như Ả Rập kiên quyết giữ thị phần cũng góp phần “đổ thêm dầu vào lửa”.
Claudio Descalzi, giám đốc công ty năng lượng Eni Spa của Ý cho rằng trừ phi OPEC có động thái bình ổn giá dầu, nếu không việc giá dầu tăng lên 200 USD cho mỗi thùng dầu sản xuất ra là hoàn toàn có thể trong những năm tới.
Giám đốc tập đoàn dầu lửa Total Patrick của Pháp cũng có chung ý kiến với ông Descalzi “ Tới năm 2030 hơn một nửa sản lượng dầu trên thế giới sẽ biến mất. Cần có nguồn tiền đầu tư để tiếp tục sản xuất thêm 50 triệu thùng/ngày”.
Đáp lại những lời kêu gọi thống thiết này, cả OPEC và Ả Rập, 2 nhà cung dầu lớn nhất thế giới vẫn tiếp tục bám chặt lấy nòng súng của mình.
Ông Badri nói: “Mọi người đều bảo chúng tôi phải cắt giảm sản lượng. Nhưng tôi cũng muốn hỏi lại các bạn, chúng tôi sản xuất với chi phí cao hay thấp? Hãy sản xuất dầu với chi phí thấp trước rồi tính sau đến chi phí cao. Giá thành của nhiên liệu này chắc chắn sẽ tăng. Tôi đã thấy việc này lặp đi lặp lại 3,4 lần trong cuộc đời rồi… Giá dầu sẽ không xuống mức 20$ hay 25$ mà sẽ giữ vững ở mức hiện này…chúng tôi đã thấy điều này xảy ra trước đây – giá dầu xuống nhanh và tăng dần dần.”
Giám đốc Công ty Dầu lửa quốc gia Ả Rập, ông Khalid al-Falid cũng tỏ ra bình tĩnh và cho rằng chẳng mấy nữa thị trường dầu sẽ tự động cân bằng.
Tổng thư ký OPEC cũng cho rằng những nhà sản xuất dầu không thuộc OPEC cần giá dầu ở mức ít nhất 100$ để duy trì sản lượng. Và họ là những người nên cắt giảm sản lượng trước bởi OPEC đã phải làm như vậy suốt nhiều thập kỷ qua. OPEC giải thích quyết định giữ nguyên sản lượng vào tháng 11 là nếu tổ chức này cắt giảm thì họ sẽ phải duy trì việc đó trong năm 2016.
Cuộc chiến xem ai phải cắt giảm sản lượng trước, các quốc gia thuộc OPEC và không thuộc OPEC có lẽ chưa thể phân giải được tại Davos 2015.