Khi VietinBank cho vay không tưởng
(Tài chính) Tiếp sau Agribank, VietinBank cũng vướng vào các phi vụ cho vay nghìn tỷ.
Với hồ sơ giả mạo của 149 hợp đồng tín dụng, ông Nguyễn Thành Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Thủy Tiên và các đồng phạm, đã sử dụng 16 công ty để vay được hơn 1.016 tỷ đồng của Ngân hàng Vietinbank Đông Anh.
Tiếp sau "ông lớn" Ngân hàng Agribank dính sai phạm nghìn tỷ, gần đây, những phi vụ cho vay "không tưởng" của VietinBank cũng liên tiếp lộ diện.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, năm 2009, Nguyễn Thành Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Thủy Tiên cần số vốn lớn để kinh doanh bất động sản và cho vay cầm đồ. Hưng đã đặt vấn đề vay tiền với ông Trần Kim Hòa, Phó Giám đốc Vietinbank Đông Anh và được chấp thuận.
"Vẽ" hồ sơ, nhận tài sản "ảo"
Để vay được nhiều tiền, Hưng đã dùng pháp nhân của 13 công ty (do Hưng lập, cho người khác đứng tên) cộng với 3 công ty khác (nhận làm dịch vụ vay tiền) để "vẽ" hồ sơ vay vốn ngân hàng. Đơn cử như Công ty Xây dựng Gia Bảo, Công ty Phú Quý, Công ty Hưng Thịnh, Công ty Địa ốc Khánh Tín, Công ty cổ phần 1A…
Mặc dù biết rõ các công ty này không có hoạt động như phương án kinh doanh lập ra, ông Hòa vẫn chỉ đạo cán bộ cấp dưới hướng dẫn cho nhân viên của Hưng làm giả giấy tờ, hợp thức hồ sơ vay vốn. Chính Hòa là người tiếp nhận, kí duyệt hồ sơ cho vay mà không kiểm tra, thẩm định theo quy định. Thậm chí, cán bộ ngân hàng còn cung cấp cho nhân viên của Hưng phần mềm chấm điểm vay vốn tín dụng của VietinBank để "chế biến" số liệu trên báo cáo tài chính, phương án kinh doanh, hợp đồng mua bán… sao cho "đẹp".
Bằng cách làm giả các hợp đồng mua bán hàng hóa, xuất khống hóa đơn, lập séc khống... nhóm công ty của Hưng đã được ngân hàng giải ngân vốn nhanh chóng. Tiền đã được rút ra để mua bất động sản, cho vay lãi, tiêu xài… Sau khi giải ngân, không đi kiểm tra thực tế nhưng các cán bộ ngân hàng còn kí khống vào biên bản thể hiện khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Từ tháng 3/2008 đến tháng 10/2011, nhóm 16 Công ty của Hưng đã kí 149 hợp đồng tín dụng, vay từ Vietinbank Đông Anh hơn 1.016 tỷ đồng. Ngân hàng đã nhận thế chấp bằng nhiều tài sản gồm bất động sản, xe ôtô, hàng hóa hình thành trong tương lai… Nhưng trong số này, có tới 20 hợp đồng tín dụng được bảo đảm bằng lô sắt thép không có thật (!?)
Đến thời điểm khởi tố vụ án (tháng 2/2012), tổng dư nợ của nhóm công ty này còn hơn 412,3 tỷ đồng, gồm 382,7 tỷ đồng nợ gốc và nợ lãi 29,6 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm cho nợ vay là 81 bất động sản, 9 xe ôtô và… 4 lô thép "ảo".
Do đó, Nguyễn Thành Hưng và 16 đồng phạm đã bị truy tố 3 tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức".
Ông Trần Kim Hòa, nguyên Phó giám đốc chi nhánh Vietinbank Đông Anh đã bị truy tố tội "Vi phạm quy định về cho vay…", dẫn tới hậu quả là, con nợ chiếm đoạt vốn, nợ vay khó có khả năng thu hồi đầy đủ.
Rút nghìn tỷ dễ như không?
Theo quy định cho vay hiện hành, ngân hàng phải thẩm định, đánh giá kĩ phương án kinh doanh của doanh nghiệp lập ra, có tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản, hàng hóa, cổ phiếu… Tài sản phải được thẩm định kĩ về tính pháp lý, tính thanh khoản, định giá trị và đăng kí giao dịch bảo đảm trên hệ thống.
Thế nhưng, vụ án xảy ra tại Vietinbank Đông Anh đã cho thấy, trong khâu thẩm định cho vay, phê duyệt khoản vay và kiểm soát sau vay… của Vietinbank đang "có vấn đề", tạo kẽ hở cho cán bộ làm sai quy định. Dẫn chứng là ngân hàng đã duyệt cho vay 20 hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm là các lô sắt thép "ảo", do nhóm công ty của Hưng "vẽ" ra (làm giấy tờ giả, kí hợp đồng mua bán khống…)
Chẳng hạn, tháng 7/2011, ngân hàng nhận thế chấp lô thép "ảo" trị giá 20,4 tỷ đồng để đảm bảo cho khoản vay 10 tỷ đồng của Công ty cổ phần 1A. Sau khi bị phát hiện thì Vietinbank Đông Anh đã đồng ý cho Hưng đưa tài sản là 2 căn nhà của 2 cá nhân khác thay vào cho lô thép "ảo".
Như vậy, giờ những khoản vay kia đổ bể thì phải chăng những người đã đưa sổ đỏ vào thế chấp sẽ bị thu hồi, phát mại nhà để trả nợ thay cho những khoản vay lừa đảo kia? Và đó sẽ là thành tích thu hồi nợ của Vietinbank?
Bằng chiêu tương tự, Hưng đã được ngân hàng cho vay hàng chục tỷ đồng và lập tức chiếm đoạt hơn 9,8 tỷ đồng tiền vay. Tính đến đầu năm 2012, dư nợ gốc của 4 hợp đồng tín dụng có tài sản "ảo" vẫn còn hơn 19,8 tỷ đồng. Phòng giao dịch Bắc Thăng Long (thuộc Vietinbank Đông Anh), nơi thực hiện các giao dịch tín dụng với 14 công ty đã bị thiệt hại nặng, với dư nợ gốc hơn 360 tỷ đồng và nợ lãi 24 tỷ đồng. Riêng thiệt hại từ 4 phi vụ cho vay không có tài sản bảo đảm là 9,8 tỷ đồng.
Từ những sai phạm của lãnh đạo, cán bộ Vietinbank Đông Anh, câu hỏi đặt ra là: Phải chăng đã có một "liên minh" giữa cán bộ ngân hàng và doanh nghiệp để rút tiền ngân hàng, cho vay lãi ngoài, mà có thể "qua mặt" cả hệ thống kiểm soát rủi ro của Vietinbank?
Bởi thực tế, các đối tượng này đã thực hiện trót lọt tới 149 hợp đồng tín dụng, giải ngân cả nghìn tỷ đồng, chiếm đoạt tiền vay suốt thời gian dài mà không bị phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn kịp thời.
Đây là "lỗ hổng" rủi ro lớn trong quản lý con người và cơ chế kiểm soát nội bộ, mà nguyên Chủ tịch Vietinbank Phạm Huy Hùng đã đề cập tới chăng?
Tiếp sau "ông lớn" Ngân hàng Agribank dính sai phạm nghìn tỷ, gần đây, những phi vụ cho vay "không tưởng" của VietinBank cũng liên tiếp lộ diện.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, năm 2009, Nguyễn Thành Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Thủy Tiên cần số vốn lớn để kinh doanh bất động sản và cho vay cầm đồ. Hưng đã đặt vấn đề vay tiền với ông Trần Kim Hòa, Phó Giám đốc Vietinbank Đông Anh và được chấp thuận.
"Vẽ" hồ sơ, nhận tài sản "ảo"
Để vay được nhiều tiền, Hưng đã dùng pháp nhân của 13 công ty (do Hưng lập, cho người khác đứng tên) cộng với 3 công ty khác (nhận làm dịch vụ vay tiền) để "vẽ" hồ sơ vay vốn ngân hàng. Đơn cử như Công ty Xây dựng Gia Bảo, Công ty Phú Quý, Công ty Hưng Thịnh, Công ty Địa ốc Khánh Tín, Công ty cổ phần 1A…
Mặc dù biết rõ các công ty này không có hoạt động như phương án kinh doanh lập ra, ông Hòa vẫn chỉ đạo cán bộ cấp dưới hướng dẫn cho nhân viên của Hưng làm giả giấy tờ, hợp thức hồ sơ vay vốn. Chính Hòa là người tiếp nhận, kí duyệt hồ sơ cho vay mà không kiểm tra, thẩm định theo quy định. Thậm chí, cán bộ ngân hàng còn cung cấp cho nhân viên của Hưng phần mềm chấm điểm vay vốn tín dụng của VietinBank để "chế biến" số liệu trên báo cáo tài chính, phương án kinh doanh, hợp đồng mua bán… sao cho "đẹp".
Bằng cách làm giả các hợp đồng mua bán hàng hóa, xuất khống hóa đơn, lập séc khống... nhóm công ty của Hưng đã được ngân hàng giải ngân vốn nhanh chóng. Tiền đã được rút ra để mua bất động sản, cho vay lãi, tiêu xài… Sau khi giải ngân, không đi kiểm tra thực tế nhưng các cán bộ ngân hàng còn kí khống vào biên bản thể hiện khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Từ tháng 3/2008 đến tháng 10/2011, nhóm 16 Công ty của Hưng đã kí 149 hợp đồng tín dụng, vay từ Vietinbank Đông Anh hơn 1.016 tỷ đồng. Ngân hàng đã nhận thế chấp bằng nhiều tài sản gồm bất động sản, xe ôtô, hàng hóa hình thành trong tương lai… Nhưng trong số này, có tới 20 hợp đồng tín dụng được bảo đảm bằng lô sắt thép không có thật (!?)
Đến thời điểm khởi tố vụ án (tháng 2/2012), tổng dư nợ của nhóm công ty này còn hơn 412,3 tỷ đồng, gồm 382,7 tỷ đồng nợ gốc và nợ lãi 29,6 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm cho nợ vay là 81 bất động sản, 9 xe ôtô và… 4 lô thép "ảo".
Do đó, Nguyễn Thành Hưng và 16 đồng phạm đã bị truy tố 3 tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức".
Ông Trần Kim Hòa, nguyên Phó giám đốc chi nhánh Vietinbank Đông Anh đã bị truy tố tội "Vi phạm quy định về cho vay…", dẫn tới hậu quả là, con nợ chiếm đoạt vốn, nợ vay khó có khả năng thu hồi đầy đủ.
Rút nghìn tỷ dễ như không?
Theo quy định cho vay hiện hành, ngân hàng phải thẩm định, đánh giá kĩ phương án kinh doanh của doanh nghiệp lập ra, có tài sản bảo đảm là bất động sản, động sản, hàng hóa, cổ phiếu… Tài sản phải được thẩm định kĩ về tính pháp lý, tính thanh khoản, định giá trị và đăng kí giao dịch bảo đảm trên hệ thống.
Thế nhưng, vụ án xảy ra tại Vietinbank Đông Anh đã cho thấy, trong khâu thẩm định cho vay, phê duyệt khoản vay và kiểm soát sau vay… của Vietinbank đang "có vấn đề", tạo kẽ hở cho cán bộ làm sai quy định. Dẫn chứng là ngân hàng đã duyệt cho vay 20 hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm là các lô sắt thép "ảo", do nhóm công ty của Hưng "vẽ" ra (làm giấy tờ giả, kí hợp đồng mua bán khống…)
Chẳng hạn, tháng 7/2011, ngân hàng nhận thế chấp lô thép "ảo" trị giá 20,4 tỷ đồng để đảm bảo cho khoản vay 10 tỷ đồng của Công ty cổ phần 1A. Sau khi bị phát hiện thì Vietinbank Đông Anh đã đồng ý cho Hưng đưa tài sản là 2 căn nhà của 2 cá nhân khác thay vào cho lô thép "ảo".
Như vậy, giờ những khoản vay kia đổ bể thì phải chăng những người đã đưa sổ đỏ vào thế chấp sẽ bị thu hồi, phát mại nhà để trả nợ thay cho những khoản vay lừa đảo kia? Và đó sẽ là thành tích thu hồi nợ của Vietinbank?
Bằng chiêu tương tự, Hưng đã được ngân hàng cho vay hàng chục tỷ đồng và lập tức chiếm đoạt hơn 9,8 tỷ đồng tiền vay. Tính đến đầu năm 2012, dư nợ gốc của 4 hợp đồng tín dụng có tài sản "ảo" vẫn còn hơn 19,8 tỷ đồng. Phòng giao dịch Bắc Thăng Long (thuộc Vietinbank Đông Anh), nơi thực hiện các giao dịch tín dụng với 14 công ty đã bị thiệt hại nặng, với dư nợ gốc hơn 360 tỷ đồng và nợ lãi 24 tỷ đồng. Riêng thiệt hại từ 4 phi vụ cho vay không có tài sản bảo đảm là 9,8 tỷ đồng.
Từ những sai phạm của lãnh đạo, cán bộ Vietinbank Đông Anh, câu hỏi đặt ra là: Phải chăng đã có một "liên minh" giữa cán bộ ngân hàng và doanh nghiệp để rút tiền ngân hàng, cho vay lãi ngoài, mà có thể "qua mặt" cả hệ thống kiểm soát rủi ro của Vietinbank?
Bởi thực tế, các đối tượng này đã thực hiện trót lọt tới 149 hợp đồng tín dụng, giải ngân cả nghìn tỷ đồng, chiếm đoạt tiền vay suốt thời gian dài mà không bị phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn kịp thời.
Đây là "lỗ hổng" rủi ro lớn trong quản lý con người và cơ chế kiểm soát nội bộ, mà nguyên Chủ tịch Vietinbank Phạm Huy Hùng đã đề cập tới chăng?