Kinh tế Nhật đang phải đối mặt với những khó khăn gì?
Trong một bài viết trên Bloomber, nhóm các tác giả Jodi Schneider, Yue Qiu, Alyssa McDonald, Keiko Ujikane và Adrian Leung đã phân tích rõ những khó khăn mà kinh tế Nhật đang phải đối mặt khiến các gói kích thích kinh tế cực khủng cũng không có mấy tác dụng.
Nền kinh tế của Nhật Bản đã gặp rắc rối trong nhiều thập kỷ. Các gói kích thích tiền tệ và tài chính lớn cho đến nay vẫn không thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn. Trong tuần này, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ nhóm họp để quyết định xem có nên áp dụng liệu pháp kinh tế sốc chưa từng có.
Nhật Bản có dân số già nhất thế giới, cũng như tỷ lệ sinh thấp và ít di trú, kéo theo đó là tăng trưởng ngày càng chìm sâu. Trong những năm 1990, sự bùng nổ tăng trưởng sau giai đoạn chiến tranh của Nhật đã chấm dứt để rồi nối tiếp bằng một thập kỷ giảm phát và Nhật Bản bắt đầu bị thiếu hụt lao động.
Trong bối cảnh người Nhật không muốn chi tiêu, các công ty đang ngày càng có xu hướng chuyển đầu tư ra nước thay vì ở trong nước. Tình trạng càng trở nên nghiêm trọng do giá dầu có xu hướng giảm và đứng ở mức thấp. Trong khi tiền lương tại Nhật là rất trì trệ và tốc độ tăng cũng ở mức thấp, cộng thêm suy thoái kinh tế thường xuyên.
Chính sách Abenomics đẩy nợ tăng nhanh
Gánh nặng nợ của Nhật Bản vượt xa các nước khác, nguyên nhân chủ yếu do các gói kích thích kinh tế liên tục được triển khai để vực dậy nền kinh tế. Abenomics, kế hoạch giải cứu của Thủ tướng Shinzo Abe, đã giúp làm suy yếu đồng yên và tăng lợi nhuận của công ty nhưng tiền lương và chi tiêu trong nước vẫn rất yếu.
Nợ tăng buộc chính phủ phải xem xét tăng thuế. Nhưng sau một thời gian triển khai trong năm 2014, chi tiêu tiêu dùng và tổng sản phẩm trong nước giảm, đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái.Trước thực tế này, Chính phủ Nhật đã phải hoãn lại kế hoạch tăng thế nhằm bảo vệ nền kinh tế không rơi trở lại vào suy thoái. Nhưng điều đó lại gây thất vọng đối với các nhà đầu tư, những người muốn xem Nhật Bản giải quyết nợ.
Ngân hàng Trung ương vật lộn để thúc đẩy lạm phát
Chương trình mua tài sản chưa từng có của NHTW Nhật Bản (BOJ) bắt đầu triển khai vào năm 2013, khiến bảng cân đối tài sản so với GDP của nó tăng nhanh, vượt xa hầu hết các nền kinh tế phát triển khác.
Mặc dù các biện pháp kích thích kinh tế đã khiến đồng yên suy yếu, qua đó kích thích xuất khẩu, kéo theo lợi nhuận doanh nghiệp tăng và giá cổ phiếu tăng. Thế nhưng chi tiêu của người tiêu dùng vẫn rất yếu ớt và lạm phát vẫn thấp xa dưới mục tiêu 2% của BOJ, thậm chí là không có lạm phát. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn khi đồng yên bắt đầu tăng mạnh trở lại trong năm 2016 do nó được xem như một tài sản an toàn trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng.
Một số ý tưởng
BOJ cho biết là sẽ thực hiện mọi biện pháp nếu thấy cần thiết để đạt được các mục tiêu của mình, trong khi Thủ tướng Abe cũng cam kết sẽ "làm đậm" các biện pháp. Tuy nhiên, việc các biện pháp kích thích kinh tế cho đến nay không mấy phát huy hiệu quả, không khỏi khiến người ta băn khoăn về các ý tưởng này. Dưới đây là một số gợi ý, và những khó khăn trong việc thực hiện.
Giải pháp |
Những trở ngại |
Mở rộng lực lượng lao động, |
Văn hóa truyền thống,
|
Chống già hóa nhân khẩu |
Ác cảm nặng nề của các nhà |
Tạo thêm thu nhập để giảm |
Áp lực chống tăng thuế từ |
Tổ chức lại sản xuất và thay đổi |
Lực cản từ nhiều khu vực khác |