Kinh tế toàn cầu sẽ cải thiện hơn?

Huy Hiếu

(Tài chính) Trong tháng 1/2014, Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã có báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế thế giới (WEO). Theo đó, các hoạt động kinh tế và giao dịch thương mại quốc tế bắt đầu tăng tốc từ quý II/2013. Kinh tế toàn cầu được kỳ vọng sẽ cải thiện sau khi tăng thấp trong năm 2013, chủ yếu là do sự phục hồi tích cực của các nền kinh tế phát triển

Triển vọng lạc quan

Theo IMF, sau khi tăng 3% trong năm 2013, kinh tế toàn cầu dự báo tăng 3,7% trong năm 2014 và 3,9% trong năm 2015 (không khác biệt nhiều so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2013).

Đây là lần đầu tiên trong gần hai năm qua, IMF điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu theo hướng tăng lên. Thể chế này nhận định kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi mạnh mẽ, trong bối cảnh chính phủ các nước đang dần chấm dứt các chính sách "thắt lưng buộc bụng" và hệ thống ngân hàng đã vững chắc hơn.

Các hoạt động kinh tế và giao dịch thương mại bắt đầu tăng tốc từ nửa sau 2013. Đúng như dự báo trước đó, nhu cầu tiêu dùng đã tăng lên đáng kể tại các nước phát triển. Tại các nước mới nổi, xuất khẩu phục hồi là điểm tựa cho tăng trưởng, trong khi nhu cầu trong nước nhìn chung còn thấp (trừ Trung Quốc).

Kinh tế toàn cầu sẽ cải thiện hơn? - Ảnh 1

                                                                                                                                Nguồn: IMF

Một loạt nền kinh tế phát triển được IMF nâng dự báo tăng trưởng trong năm 2014 là Mỹ, Eurozone, Anh…

Tại Mỹ, GDP kỳ vọng tăng 2,8% trong năm 2014, sau khi tăng 1,9% trong năm 2013. Sự tăng tốc này một phần là nhờ nhu cầu tiêu dùng trong nước, một phần là nhờ cắt giảm tài khóa theo thỏa thuận ngân sách gần đây. Tuy nhiên, thỏa thuận này cũng cho thấy, phần lớn các khoản cắt giảm chi tiêu sẽ vẫn được tiến hành vào năm tài khóa 2015. Vì thế, kinh tế năm 2015 có thể chỉ tăng 3% trong năm 2015.

Khu vực Eurozone đang trong xu thế phục hồi sau suy thoái. GDP sẽ tăng 1% trong năm 2014 và 1,4% trong năm 2015 nhưng tốc độ tăng trưởng không đồng đều giữa các nước. Những nước đang phải đối mặt với khó khăn tài chính sẽ có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn hơn, đặc biệt là Tây Ban Nha. Đối với nhóm quốc gia này, tỷ lệ nợ cao và thắt chặt tài chính sẽ cản trở nhu cầu trong nước nhưng xuất khẩu sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng.

Ngược lại, tại Anh, khi điều kiện tín dụng “dễ thở” hơn và niềm tin kinh doanh cải thiện, kinh tế Anh sẽ tăng trưởng 2,4% trong năm 2014, nhanh hơn bất cứ nền kinh tế lớn nào ở châu Âu và cao hơn nhiều so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2013 của IMF là 1,8%.

Tại Nhật Bản, nhịp độ tăng trưởng kỳ vọng sẽ giảm trong năm 2014-2015 sau khi tăng mạnh trong năm 2013. Tuy nhiên, GDP tăng chậm dần do các biện pháp kích thích tài khóa tạm thời sẽ bù đắp phần nào nhu cầu trước tác động tăng thuế tiêu dùng từ đầu năm 2014.

Xét tổng thể, dự báo, các nước đang phát triển và mới nổi sẽ có GDP tăng 5,1% trong năm 2014 và 5,4% trong năm 2015. Trong sáu tháng cuối năm 2013, GDP tại Trung Quốc đã tăng mạnh trở lại nhờ tăng tốc đầu tư. Tuy nhiên, đà tăng này chỉ mang tính ngắn hạn, một phần là do các biện pháp hạn chế tín dụng và tăng chi phí vốn. Vì thế, GDP kỳ vọng giảm nhẹ và tăng khoảng 5,5% trong các năm 2014-2015. Tại Ấn Độ, GDP tăng tốc do thời tiết thuận lợi, xuất khẩu tăng cao, và chính sách cải cách cơ cấu đã thúc đẩy đầu tư.

Nhiều nước đang phát triển và mới nổi đã bắt đầu hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao tại các nước phát triển và Trung Quốc. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước còn yếu ớt, phản ánh xu hướng thắt chặt tài chính và chính sách từ giữa năm 2013, cũng như bất ổn chính trị và chính sách. Kết quả là, kinh tế Brazil và CHLB Nga điều chỉnh giảm so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2013.

                                          Tăng trưởng GDP tại các khu vực và các nước (%)


 

 

Dự báo

So dự báo 10/2013

 

2012

2013

2014

2015

2014

2015

Toàn cầu

3,1

3,0

3,7

3,9

0,1

0,0

Các nước phát triển

1,4

1,3

2,2

2,3

0,2

-0,2

Mỹ

2,8

1,9

2,8

3,0

0,2

-0,4

Eurozone

-0,7

-0,4

1,0

1,4

0,1

0,1

CHLB Đức

0,9

0,5

1,6

1,4

0,2

0,1

CH Pháp

0,0

0,2

0,9

1,5

0,0

0,0

Italia

-2,5

-1,8

0,6

1,1

-0,1

0,1

Tây Ban Nha

-1,6

-1,2

0,6

0,8

0,4

0,3

Nhật Bản

1,4

1,7

1,7

1,0

0,4

-0,2

Vương quốc Anh

0,3

1,7

2,4

2,2

0,6

0,2

Canada

1,7

1,7

2,2

2,4

0,1

-0,1

Những nước phát triển khác

1,9

2,2

3,0

3,2

-0,1

-0,1

Các nước đang phát triển và mới nổi

4,9

4,7

5,1

5,4

0,0

0,1

Trung và Đông Âu

1,4

2,5

2,8

3,1

0,1

-0,2

Cộng đồng các quốc gia độ clập

3,4

2,1

2,6

3,1

-0,8

-0,7

CHLB Nga

3,4

1,5

2,0

2,5

-1,0

-1,0

Các nước đang phát triển châu Á

6,4

6,5

6,7

6,8

0,2

0,2

Trung Quốc

7,7

7,7

7,5

7,3

0,3

0,2

Ấn Độ

3,2

4,4

5,4

6,4

0,2

0,1

ASEAN 5

6,2

5,0

5,1

5,6

-0,3

0,0

Mỹ Latinh và Caribê

3,0

2,6

3,0

3,3

-0,1

-0,2

Brazil

1,0

2,3

2,3

2,8

-0,2

-0,4

                                                                                                                                              Nguồn: IMF

Kinh tế toàn cầu sẽ cải thiện hơn? - Ảnh 2

                                                                                                                                           Nguồn: IMF

Rủi ro vẫn còn, cần những quyết định đúng đắn

Phần đông các tổ chức kinh tế quốc tế đều có nhận định lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới trong giai đoạn 2014-2015. Tuy nhiên, quá trình phục hồi của kinh tế thế giới cũng không phải gặp toàn thuận lợi.

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thường niên tại Davos (Thụy Sĩ) vừa khép lại với khuyến cáo về con đường còn chông gai phía trước để ổn định và phục hồi nền kinh tế thế giới.

Trong số những rủi ro mới đối với các nền kinh tế phát triển, IMF đề cập tới “mức lạm phát rất thấp”, đặc biệt là khu vực Eurozone. Theo IMF, lạm phát thấp “làm gia tăng gánh nặng nợ nần thực tế và nguy cơ tăng lãi suất khi chưa hợp thời điểm. Lạm phát thấp cũng làm tăng khả năng giảm phát trong trường hợp xảy ra những cú sốc bất lợi”.

Tổng Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng cho biết, viễn cảnh về “sự phục hồi kinh tế thế giới còn rất mong manh” và phụ thuộc nhiều vào quyết định của giới lãnh đạo của những nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản và EU. Bà Christine Lagarde cho rằng 17 quốc gia thành viên Eurozone vẫn phải thận trọng trong việc ngăn chặn không để những xáo trộn và rắc rối ở hệ thống ngân hàng trở thành gánh nặng cho chính phủ. Ngoài ra, bà Christine Lagarde cũng cho rằng giới chức Mỹ cần sớm thoát khỏi bất đồng xoay quanh những tranh cãi về chi tiêu ngân sách kéo dài.

Đối với các nước đang phát triển và mới nổi, IMF cho rằng cần thận trọng trong việc quản lý rủi ro bắt nguồn từ sự đảo chiều của các dòng vốn, đặt biệt là những nước có nhu cầu trong nước yếu ớt và thâm hụt cán cân vãng lai. Cần cho phép phá giá tỉ giá hối đoái nhằm phản ứng với những rối loạn nguồn vốn từ bên ngoài. Tại Trung Quốc, tăng trưởng cao gần đây cho thấy đầu tư vẫn là động lực chính trong tăng trưởng, cần đẩy mạnh tiêu dùng trong nước.