“Lá bài” đối phó với Mỹ của Trung Quốc
Một quan chức Trung Quốc mới đây tiết lộ nếu cuộc chiến thương mại tác động lớn tới nền kinh tế, Bắc Kinh có thể xem xét cách đối phó với cuộc chiến này thông qua việc điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Theo báo Liên hợp buổi sáng của Singapore có chi nhánh ở Hong Kong, trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) về biến động tỉ giá đồng Nhân dân tệ (NDT) trong cuộc họp báo quy mô hẹp mới đây, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Quốc Vụ viện Trung Quốc, Long Quốc Cường (Long Guoqiang) cho biết các chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu xem xét các chỉ số vĩ mô như tỉ lệ tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ việc làm và thất nghiệp, mức giá và cán cân thanh toán quốc tế.
Nếu xung đột thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến xuất khẩu của Trung Quốc và cán cân thanh toán quốc tế, nó sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. "Chính sách tiền tệ phải tính đến những tác động này, từ đó tìm ra biện pháp đối phó thích hợp”.
Có một số chuyên gia tỏ ra quan ngại rằng, cùng với sức ép thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc không ngừng gia tăng, Trung Quốc có thể phải chuyển hướng sang một “cuộc chiến tỉ giá”. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ dựa vào sự sụt giá của đồng NDT để kích thích xuất khẩu.
Theo chuyên gia Long Quốc Cường, trong ngắn hạn, việc Mỹ áp đặt thuế quan nhất định sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Ông nói: “Một số sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh có thể ít bị ảnh hưởng, nhưng đối với các sản phẩm thay thế cao hơn có thể sẽ bị thay thế bởi nước thứ ba.
Lợi nhuận của một số doanh nghiệp sẽ giảm xuống, một số có thể phải cắt giảm sản xuất, cắt giảm nhân sự, thậm chí phải đóng cửa”. Ngoài ra, cũng có một số doanh nghiệp nước ngoài đóng ở Trung Quốc xem xét tác động của việc tăng thuế đối với giá thành xuất nhập khẩu, có thể quyết định chuyển giao cơ sở sản xuất.
Theo một số chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm từ 0,5 đến 1%. Ông Long Quốc Cường cho rằng muốn tính toán chính xác sự tác động của cuộc chiến thương mạiđối với nền kinh tế Trung Quốc, cần phải xem xét sự khác biệt giữa thương hiệu và chất lượng của từng loại sản phẩm, khả năng đối phó của doanh nghiệp…, rất khó để đưa ra con số cụ thể.
Tuy nhiên, ông cho biết Chính phủ Trung Quốc đã có biện pháp để giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Ông chỉ ra rằng lợi nhuận của doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay vẫn tương đối tốt, tình hình thuế vụ tốt, tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì trong phạm vi dự kiến, cán cân thanh toán quốc tế cơ bản cân bằng thậm chí còn thặng dư nhẹ, các chỉ số kinh tế vĩ mô đều cho thấy nền kinh tế Trung Quốc vẫn có thể đối phó hiệu quả với những tác động mà xung đột thương mại mang lại.
Ông nói: “Nếu một cuộc chiến tranh thương mại tác động đặc biệt lớn tới nền kinh tế Trung Quốc, có thể cần phải đưa ra điều chỉnh lớn về cán cân thanh toán quốc tế, nhưng tôi cho rằng Chính phủ Trung Quốc hiện nay chưa cần phải điều chỉnh về chính sách tiền tệ tổng thể”.
Tại hội nghị tổ chức vào tháng 8 vừa qua, Uỷ ban Ổn định và Phát triển Tài chính (FSDC) thuộc Quốc Vụ viện Trung Quốc nhấn mạnh cần phải tích cực quán triệt thực hiện chính sách tiền tệ vững chắc và trung tính, đồng thời có sự tinh chỉnh phù hợp căn cứ vào sự thay đổi của tình hình, duy trì sự ổn định hợp lý của dòng chảy thị trường, sự vận hành ổn định của thị trường tín dụng, thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán, duy trì sự ổn định hợp lý của tỷ giá đồng NDT.
Ông Long Quốc Cường cũng cảnh báo rằng không một quốc gia nào có thể chỉ lo cho riêng mình khi cuộc chiến thương mại tiếp tục kéo dài. Ông nhấn mạnh: “Việc Mỹ áp đặt thuế quan không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, các doanh nghiệp thượng nguồn và hạ lưu đều chịu ảnh hưởng. Cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung lần này sẽ là một mối đe dọa đối với sự ổn định an toàn, sự vận hành hiệu quả của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu”.
Về chiến lược tổng thể của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại này, chuyên gia Long Quốc Cường cho biết Trung Quốc hy vọng sẽ giải quyết các mối quan tâm của cả Trung Quốc và Mỹ thông qua hiệp thương đàm phán bình đẳng, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hợp tác kinh tế và thương mại Mỹ-Trung.
Ông thừa nhận rằng chiến lược gây sức ép tối đa của Mỹ trái ngược với lập trường của Trung Quốc, nhưng cho rằng để giải quyết bất đồng giữa Mỹ-Trung, cuối cùng vẫn phải thông qua đàm phán.
Ông vẫn tin tưởng vào sự phát triển lâu dài của quan hệ Mỹ-Trung khi khẳng định: “Quan hệ kinh tế và thương mại Trung- Mỹ vẫn sẽ tiếp tục phát triển, nội dung cũng sẽ tiếp tục phong phú. Mặc dù hiện nay có một số xung đột thương mại, nhưng tôi tin rằng chính phủ và lãnh đạo hai nước cuối cùng sẽ sáng suốt giải quyết vấn đề này. Quan hệ thương mại giữa hai cường quốc Mỹ-Trung sẽ tiếp tục được củng cố”.
Nếu xung đột thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng đến xuất khẩu của Trung Quốc và cán cân thanh toán quốc tế, nó sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. "Chính sách tiền tệ phải tính đến những tác động này, từ đó tìm ra biện pháp đối phó thích hợp”.
Có một số chuyên gia tỏ ra quan ngại rằng, cùng với sức ép thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc không ngừng gia tăng, Trung Quốc có thể phải chuyển hướng sang một “cuộc chiến tỉ giá”. Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ dựa vào sự sụt giá của đồng NDT để kích thích xuất khẩu.
Theo chuyên gia Long Quốc Cường, trong ngắn hạn, việc Mỹ áp đặt thuế quan nhất định sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ. Ông nói: “Một số sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh có thể ít bị ảnh hưởng, nhưng đối với các sản phẩm thay thế cao hơn có thể sẽ bị thay thế bởi nước thứ ba.
Lợi nhuận của một số doanh nghiệp sẽ giảm xuống, một số có thể phải cắt giảm sản xuất, cắt giảm nhân sự, thậm chí phải đóng cửa”. Ngoài ra, cũng có một số doanh nghiệp nước ngoài đóng ở Trung Quốc xem xét tác động của việc tăng thuế đối với giá thành xuất nhập khẩu, có thể quyết định chuyển giao cơ sở sản xuất.
Theo một số chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm từ 0,5 đến 1%. Ông Long Quốc Cường cho rằng muốn tính toán chính xác sự tác động của cuộc chiến thương mạiđối với nền kinh tế Trung Quốc, cần phải xem xét sự khác biệt giữa thương hiệu và chất lượng của từng loại sản phẩm, khả năng đối phó của doanh nghiệp…, rất khó để đưa ra con số cụ thể.
Tuy nhiên, ông cho biết Chính phủ Trung Quốc đã có biện pháp để giúp các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Ông chỉ ra rằng lợi nhuận của doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay vẫn tương đối tốt, tình hình thuế vụ tốt, tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì trong phạm vi dự kiến, cán cân thanh toán quốc tế cơ bản cân bằng thậm chí còn thặng dư nhẹ, các chỉ số kinh tế vĩ mô đều cho thấy nền kinh tế Trung Quốc vẫn có thể đối phó hiệu quả với những tác động mà xung đột thương mại mang lại.
Ông nói: “Nếu một cuộc chiến tranh thương mại tác động đặc biệt lớn tới nền kinh tế Trung Quốc, có thể cần phải đưa ra điều chỉnh lớn về cán cân thanh toán quốc tế, nhưng tôi cho rằng Chính phủ Trung Quốc hiện nay chưa cần phải điều chỉnh về chính sách tiền tệ tổng thể”.
Tại hội nghị tổ chức vào tháng 8 vừa qua, Uỷ ban Ổn định và Phát triển Tài chính (FSDC) thuộc Quốc Vụ viện Trung Quốc nhấn mạnh cần phải tích cực quán triệt thực hiện chính sách tiền tệ vững chắc và trung tính, đồng thời có sự tinh chỉnh phù hợp căn cứ vào sự thay đổi của tình hình, duy trì sự ổn định hợp lý của dòng chảy thị trường, sự vận hành ổn định của thị trường tín dụng, thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán, duy trì sự ổn định hợp lý của tỷ giá đồng NDT.
Ông Long Quốc Cường cũng cảnh báo rằng không một quốc gia nào có thể chỉ lo cho riêng mình khi cuộc chiến thương mại tiếp tục kéo dài. Ông nhấn mạnh: “Việc Mỹ áp đặt thuế quan không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, các doanh nghiệp thượng nguồn và hạ lưu đều chịu ảnh hưởng. Cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung lần này sẽ là một mối đe dọa đối với sự ổn định an toàn, sự vận hành hiệu quả của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu”.
Về chiến lược tổng thể của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại này, chuyên gia Long Quốc Cường cho biết Trung Quốc hy vọng sẽ giải quyết các mối quan tâm của cả Trung Quốc và Mỹ thông qua hiệp thương đàm phán bình đẳng, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hợp tác kinh tế và thương mại Mỹ-Trung.
Ông thừa nhận rằng chiến lược gây sức ép tối đa của Mỹ trái ngược với lập trường của Trung Quốc, nhưng cho rằng để giải quyết bất đồng giữa Mỹ-Trung, cuối cùng vẫn phải thông qua đàm phán.
Ông vẫn tin tưởng vào sự phát triển lâu dài của quan hệ Mỹ-Trung khi khẳng định: “Quan hệ kinh tế và thương mại Trung- Mỹ vẫn sẽ tiếp tục phát triển, nội dung cũng sẽ tiếp tục phong phú. Mặc dù hiện nay có một số xung đột thương mại, nhưng tôi tin rằng chính phủ và lãnh đạo hai nước cuối cùng sẽ sáng suốt giải quyết vấn đề này. Quan hệ thương mại giữa hai cường quốc Mỹ-Trung sẽ tiếp tục được củng cố”.