Liệu đợt tăng thuế của Nhật Bản có khiến châu Á lao đao?
(Tài chính) Đợt tăng thuế giá trị gia tăng ngày 1/4 của Nhật Bản dấy lên lo ngại rằng, kinh tế có thể rơi vào suy thoái, bất ổn lan ra khắp châu Á.
Theo Ngân hàng Credit Suisse, trong bối cảnh Nhật Bản tăng thuế giá trị gia tăng lên 8% vào ngày 1/4, chi tiêu sinh hoạt có thể sẽ giúp tăng hiệu quả xuất khẩu của một số nước châu Á khác. Trong đó, các ngành thụ hưởng chi tiêu chính có thể là may mặc, ô tô và thiết bị điện tử gia đình.
Phần lớn các chuyên gia kinh tế dự báo, chi tiêu sinh hoạt của Nhật Bản cũng như tăng trưởng kinh tế sẽ giảm mạnh khi bước vào đợt tăng thuế.
Ngân hàng Credit Suisse dự báo, các nền kinh tế xuất khẩu đáng kể số hàng hóa không thiết yếu cũng như các sản phẩm về vận tải và máy móc sang Nhật Bản sẽ dễ bị tổn thương hơn khi phải hứng chịu cú sốc chi tiêu sinh hoạt tiêu cực của nước này.
Xuất khẩu của Phillippines và Thái Lan dường như dễ bị tổn thương nhất trước sự suy giảm trong chi tiêu sinh hoạt của Nhật Bản do các thiết bị điện tử và sản phẩm máy móc nhập khẩu từ hai nước này thường được dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước chứ không xuất khẩu lại.
Hoạt động vận chuyển sang Nhật Bản chiếm thị phần lớn trong tổng xuất khẩu của Phillipines và Thái Lan, 10% đối với Thái Lan và 21% đối với Phillipines.
Theo Credit Suisse ước tính, xuất khẩu trong tháng 2 của Phillipines tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái và chạm mức cao nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1979 trên cơ sở điều chỉnh theo mùa.
Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2 tăng 67% so với cùng kỳ năm 2013 sau khi tăng lên 50% vào tháng 1. Credit Suisse lưu ý rằng, khả năng suy thoái trong quý thứ II rất lớn.
Ngân hàng cho biết, loại hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Thái Lan và Phillipines sang Nhật Bản là những sản phẩm mà nhu cầu về mặt hàng này đặc biệt nhạy cảm với giá cả như dệt may, vận tải và thiết bị điện.
Credit Suisse ước tính, đợt tăng thuế này sẽ kéo giảm tăng trưởng kinh tế của cả Thái Lan và Phillipines trong năm 2014 chỉ khoảng 20 điểm cơ bản đối với mỗi nước nhờ tăng cường chi tiêu trong quý I của Nhật Bản giúp bù lại thiệt hại đối với xuất khẩu trong quý II và III cũng như tăng trưởng kinh tế.
Chắc chắn, không ai muốn đợt tăng thuế của Nhật Bản sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng của khu vực.
Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế học tại HSBC, nhận định rằng, vẫn chưa thể xác định rõ ràng liệu đợt tăng thuế của Nhật Bản có ảnh hưởng tới các nền kinh tế châu Á khác hay không. Tuy nhiên, ông Neumann khẳng định, tăng trưởng của hai nền kinh tế Thái Lan và Phillipines sẽ bị ảnh hưởng đôi chút nhưng chỉ mang tính tạm thời.
Ngoài ra, ông lưu ý rằng, cả Thái Lan và Phillipines đều đang nhận nguồn đầu tư trực tiếp (FDI) từ Nhật Bản. Khoảng một năm trước, FDI từ Nhật Bản đã tăng lên nhờ Ngân hàng Nhật Bản thực hiện chương trình nới lỏng chính sách.
Theo Ủy ban giao dịch nước ngoài của Nhật Bản (Jetro), năm 2013, đầu tư của Nhật Bản vào châu Á tăng khoảng 20% với vốn đầu tư trực tiếp vào Đông Nam Á tăng hơn 2 lần. Thái Lan - thị trường ô tô lớn nhất Đông Nam Á - đã nhận hơn 1/2 số FDI từ Nhật Bản.
Phần lớn các chuyên gia kinh tế dự báo, chi tiêu sinh hoạt của Nhật Bản cũng như tăng trưởng kinh tế sẽ giảm mạnh khi bước vào đợt tăng thuế.
Ngân hàng Credit Suisse dự báo, các nền kinh tế xuất khẩu đáng kể số hàng hóa không thiết yếu cũng như các sản phẩm về vận tải và máy móc sang Nhật Bản sẽ dễ bị tổn thương hơn khi phải hứng chịu cú sốc chi tiêu sinh hoạt tiêu cực của nước này.
Xuất khẩu của Phillippines và Thái Lan dường như dễ bị tổn thương nhất trước sự suy giảm trong chi tiêu sinh hoạt của Nhật Bản do các thiết bị điện tử và sản phẩm máy móc nhập khẩu từ hai nước này thường được dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước chứ không xuất khẩu lại.
Hoạt động vận chuyển sang Nhật Bản chiếm thị phần lớn trong tổng xuất khẩu của Phillipines và Thái Lan, 10% đối với Thái Lan và 21% đối với Phillipines.
Theo Credit Suisse ước tính, xuất khẩu trong tháng 2 của Phillipines tăng 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái và chạm mức cao nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu vào năm 1979 trên cơ sở điều chỉnh theo mùa.
Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2 tăng 67% so với cùng kỳ năm 2013 sau khi tăng lên 50% vào tháng 1. Credit Suisse lưu ý rằng, khả năng suy thoái trong quý thứ II rất lớn.
Ngân hàng cho biết, loại hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của Thái Lan và Phillipines sang Nhật Bản là những sản phẩm mà nhu cầu về mặt hàng này đặc biệt nhạy cảm với giá cả như dệt may, vận tải và thiết bị điện.
Credit Suisse ước tính, đợt tăng thuế này sẽ kéo giảm tăng trưởng kinh tế của cả Thái Lan và Phillipines trong năm 2014 chỉ khoảng 20 điểm cơ bản đối với mỗi nước nhờ tăng cường chi tiêu trong quý I của Nhật Bản giúp bù lại thiệt hại đối với xuất khẩu trong quý II và III cũng như tăng trưởng kinh tế.
Chắc chắn, không ai muốn đợt tăng thuế của Nhật Bản sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng của khu vực.
Frederic Neumann, chuyên gia kinh tế học tại HSBC, nhận định rằng, vẫn chưa thể xác định rõ ràng liệu đợt tăng thuế của Nhật Bản có ảnh hưởng tới các nền kinh tế châu Á khác hay không. Tuy nhiên, ông Neumann khẳng định, tăng trưởng của hai nền kinh tế Thái Lan và Phillipines sẽ bị ảnh hưởng đôi chút nhưng chỉ mang tính tạm thời.
Ngoài ra, ông lưu ý rằng, cả Thái Lan và Phillipines đều đang nhận nguồn đầu tư trực tiếp (FDI) từ Nhật Bản. Khoảng một năm trước, FDI từ Nhật Bản đã tăng lên nhờ Ngân hàng Nhật Bản thực hiện chương trình nới lỏng chính sách.
Theo Ủy ban giao dịch nước ngoài của Nhật Bản (Jetro), năm 2013, đầu tư của Nhật Bản vào châu Á tăng khoảng 20% với vốn đầu tư trực tiếp vào Đông Nam Á tăng hơn 2 lần. Thái Lan - thị trường ô tô lớn nhất Đông Nam Á - đã nhận hơn 1/2 số FDI từ Nhật Bản.