Lĩnh vực kế toán quản trị tận dụng lợi thế từ Cách mạng công nghiệp 4.0


Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ngày càng tác động mạnh mẽ đến nghiệp vụ kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng.

Hiện nay, việc ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 vào lĩnh vực kế toán quản trị đã và đang trở thành xu hướng tất yếu. Trước bối cảnh đó, hoạt động kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị nói riêng ở Việt Nam cần có sự điều chỉnh để phù hợp với tốc độ phát triển của khu vực và thế giới...

Lĩnh vực kế toán quản trị tận dụng lợi thế từ Cách mạng công nghiệp 4.0

Kế toán quản trị (KTQT) được coi là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường, bởi tính linh hoạt và kịp thời của thông tin kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ DN. Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, phương thức KTQT truyền thống đang dần không còn phù hợp, mà thay vào đó là sự kết hợp chặt chẽ, không thể tách rời giữa công nghệ và KTQT.

Theo các chuyên gia kế toán, công nghệ số nói chung vàcuộc CMCN 4.0 đang ngày càng ảnh hưởng mạnh mẽvào quy trình kế toán nói chung và KTQT nói riêng. Thậm chí, hoạt động kế toán hiện nay đang phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ thông tin và chính công nghệ khiến cho hoạt động kế toán tại DN trở nên hiệu quả hơn, minh bạch hơn và chuyên nghiệp hơn. Theo đó, quy trình tự động và trí thông minh nhân tạo được tạo ra từ CMCN 4.0 cho phép người làm kế toán nói chung và KTQT nói riêng được đơn giản hóa quy trình tính toán. Người làm kế toán chỉ cần tiến hành “nhập liệu”, quy trình tự động sẽ “xử lý, chế biến” dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo để cho các thông tin đầu ra dưới dạng các báo cáo có thể so sánh được.

Đặc biệt, tới đây, một khi sự kế thừa và hội tụ của mạng máy tính, công nghệ số trong CMCN 4.0 có những bước tiến xa hơn như Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ đám mây… thì công tác KTQT sẽ có thêm những bước tiến mới nhằm giúp giải quyết vấn đề hay ra quyết định của nhà quản trị DN sẽ hiệu quả hơn. Việc ứng dụng Internet kết nối vạn vật, lưu trữ và phân tích thông tin trên nền tảng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo trong kế toán giúp cho việc thu thập, tính toán và báo cáo dữ liệu đơn giản và nhanh chóng hơn để những người làm kế toán tập trung vào các trách nhiệm sản xuất cao hơn.

Những thành tựu của CMCN 4.0 sẽ giúp cho công việc KTQT trở nên dễ dàng, nhanh chóng, kịp thời và giúp KTQT trở thành công cụ không thể thiếu trong quản lý và điều hành của DN. CMCN 4.0 với hệ thống Internet kết nối vạn vật, cho phép người làm KTQT có khả năng thu thập thông tin kế toán mà không bị giới hạn bởi các khoảng cách địa lý.

Trong kỷ nguyên số hóa, với việc sử dụng hệ thống Internet kết nối vạn vật và công nghệ đám mây để thu thập thông tin từ các ứng dụng và cơ sở dữ liệu khác nhau sau đó sử dụng trí tuệ nhân tạo sẽ cho ra các báo cáo nhanh chóng. Tự động hóa cũng được xem là một công nghệ đầy tiềm năng có thể được sử dụng trong KTQT để tự động thu hồi dữ liệu, giới thiệu các quyết định và chuẩn bị các báo cáo hoặc các bài thuyết trình.

Công nghệ đám mây giúp thông tin được lưu trữ với khối lượng lớn, không bị giới hạn. CMCN 4.0 cho phép KTQT có thể lưu trữ khối lượng lớn thông tin một cách hệ thống và khoa học. Công nghệ này có khả năng xử lý số lượng lớn dữ liệu và cũng để thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ để đạt được kết quả mong muốn...

Đổi mới tư duy về vai trò của kế toán quản trị trong bối cảnh mới

Để có thể khai thác tối đa sức mạnh của KTQT trong bối cảnh CMCN 4.0, lĩnh vực kế toán nói chung, KTQT nói riêng cần chú trọng một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến kiến thức về hoạt động tài chính, kế toán trong nền kinh tế thị trường nói chung và ứng dụng KTQT nói riêng trong trong CMCN 4.0. Tăng cường sự nhận thức đầy đủ và có những biện pháp chủ động để hệ thống tài chính, kế toán vận hành có hiệu quả, hội tụ và hài hòa giữa các quốc gia, tranh thủ các lợi ích và hạn chế những tác động bất lợi từ CMCN 4.0...

Thứ hai, khuyến khích thành lập các hội, tổ chức nghềnghiệp nghiên cứu vàthúc đẩy ứng dụng KTQT. Ở các nước phát triển, hầu hết đều có những hội, viện chuyên nghiên cứu và đưa ra những quan điểm về việc phát triển KTQT. Các tổ chức này không những góp phần thay đổi nhận thức trong DN mà còn thúc đẩy để KTQT ứng dụng phổ biến tại DN, đồng thời, cập nhật những thay đổi xu hướng trong công tác KTQT, từđóhỗtrợcho hoạt động này tại DN rất nhiều…

Thứ ba, nâng cao vai trò của hội nghề nghiệp như: Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Chi hội Kế toán hành nghề Việt Nam… Theo đó, các tổ chức nghề nghiệp cần thể hiện vai trò của mình qua việc trở thành cầu nối trong việc xây dựng và phát triển KTQT tại các DN thông qua các văn bản quy định, hướng dẫn, đồng thời trở thành kênh thông tin vềứng dụng các xu hướng KTQT trong CMCN 4.0 đối với DN.

Thứ tư, tăng cường hợp tác với các tổ chức nghề nghiệp ở khu vực và thế giới để tăng cường sự hiểu biết và liên thông trình độ giữa các kế toán; Đồng thời, tiếp thu và góp phần đưa các xu hướng phát triển KTQT.

Thứ năm, tiếp tục thay đổi tư duy về vai trò của công tác kế toán nói chung và KTQT nói riêng. Với 95% tổng số DN hiện nay có mô hình nhỏ và vừa hoặc siêu nhỏ, dường như các chủ DN chỉ quan tâm đến các vấn đềtức thời để đạt lợi nhuận và hoặc duy trì sự tồn tại. Do đó, các DN cần thay đổi tư duy lâu nay về vai trò của KTQT, thậm chí đây còn là yếu tố quyết định đến sự thành công của KTQT trong bối cảnh CMCN 4.0.