Mexico bác bỏ khả năng đổ vỡ hiệp định NAFTA với Mỹ và Canada
Bộ trưởng Tài chính Mexico Ildefonso Guajardo bác bỏ khả năng đổ vỡ của Hiệp định thương mại tư do Bắc Mỹ (NAFTA) gồm Mexico, Mỹ và Canada đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng việc tái đàm phán NAFTA sẽ đem lại lợi ích cho các quốc gia thành viên.
Các chuyên gia kinh tế cũng đánh giá cao triển vọng kinh tế Mexico trong năm nay và bày tỏ lạc quan đối với việc đàm phán lại hay hiện đại hóa NAFTA.
Giới quan sát cũng khẳng định hiệp định này sẽ tiếp tục đem lại lợi ích cho cả ba nước Mexico, Mỹ và Canada.
Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Canada Francois-Philippe Champagne khẳng định cam kết của Canada giữ vững NAFTA là một thỏa thuận ba bên.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Mexico đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán được dự báo là khó khăn với tân chính quyền Mỹ liên quan việc thay đổi hiệp định này.
Nếu Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch tái đàm phán NAFTA của Tổng thống Trump, dự kiến, các bên liên quan sẽ bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán vào giữa năm nay.
Giới chuyên gia từng nhiều lần cảnh báo nếu NAFTA đổ vỡ, sẽ không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mexico mà còn gây tổn hại cho cả lợi ích của Mỹ.
Mỹ hiện là đối tác thương mại số 1 của Mexico và ngược lại Mexico cũng là dối tác thương mại quan trọng thứ 2 của Mỹ.
Theo thống kê, trong năm 2016, tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương lên đến 525,11 tỷ USD, với thặng dư 63,192 tỷ USD nghiêng về phía Mexico.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu đàm phán lại NAFTA (có hiệu lực từ năm 1994) vì cho rằng một số điều khoản trong thỏa thuận đã lỗi thời và không có lợi cho nước Mỹ.
Theo nguyên tắc của NAFTA, một quốc gia thành viên bất kỳ có thể rút khỏi hiệp định này chỉ đơn giản bằng cách thông báo cho các thành viên còn lại.
Việc thông báo sẽ kích hoạt quá trình 180 ngày cho phép các thành viên có những cuộc đàm phán mới về thỏa thuận.
Nếu không đạt được thống nhất, hiệp định sẽ không còn hiệu lực.
Giới quan sát cũng khẳng định hiệp định này sẽ tiếp tục đem lại lợi ích cho cả ba nước Mexico, Mỹ và Canada.
Trước đó, Bộ trưởng Thương mại Canada Francois-Philippe Champagne khẳng định cam kết của Canada giữ vững NAFTA là một thỏa thuận ba bên.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Mexico đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán được dự báo là khó khăn với tân chính quyền Mỹ liên quan việc thay đổi hiệp định này.
Nếu Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch tái đàm phán NAFTA của Tổng thống Trump, dự kiến, các bên liên quan sẽ bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán vào giữa năm nay.
Giới chuyên gia từng nhiều lần cảnh báo nếu NAFTA đổ vỡ, sẽ không chỉ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mexico mà còn gây tổn hại cho cả lợi ích của Mỹ.
Mỹ hiện là đối tác thương mại số 1 của Mexico và ngược lại Mexico cũng là dối tác thương mại quan trọng thứ 2 của Mỹ.
Theo thống kê, trong năm 2016, tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương lên đến 525,11 tỷ USD, với thặng dư 63,192 tỷ USD nghiêng về phía Mexico.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu đàm phán lại NAFTA (có hiệu lực từ năm 1994) vì cho rằng một số điều khoản trong thỏa thuận đã lỗi thời và không có lợi cho nước Mỹ.
Theo nguyên tắc của NAFTA, một quốc gia thành viên bất kỳ có thể rút khỏi hiệp định này chỉ đơn giản bằng cách thông báo cho các thành viên còn lại.
Việc thông báo sẽ kích hoạt quá trình 180 ngày cho phép các thành viên có những cuộc đàm phán mới về thỏa thuận.
Nếu không đạt được thống nhất, hiệp định sẽ không còn hiệu lực.