Mối quan hệ của Kiểm toán Độc lập và Kiểm toán Nội bộ

Theo apt.edu.vn

Phương thức trao đổi và phối hợp giữa hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù thực hiện theo phương thức nào thì việc duy trì trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập của doanh nghiệp cũng cần hướng tới một mối quan hệ hợp tác có hiệu quả.

Phương thức trao đổi và phối hợp giữa hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập  cần hướng tới một mối quan hệ hợp tác có hiệu quả.
Phương thức trao đổi và phối hợp giữa hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập cần hướng tới một mối quan hệ hợp tác có hiệu quả.

Kiểm toán độc lập là gì?Kiểm toán độc lập là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp.

 

Kiểm toán độc lập là hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận và quản lý chặt chẽ. Quan hệ giữa các chủ thể kiểm toán (kiểm toán viên/tổ chức kiểm toán và đơn vị kinh tế được kiểm toán) là quan hệ mua bán dịch vụ, đơn vị kinh tế được kiểm toán trả phí dịch vụ cho các kiểm toán viên theo thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán.

Các kiểm toán viên độc lập là những người hội đủ các tiêu chuẩn theo chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp lý về hành nghề kiểm toán.

Kiểm toán độc lập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính, thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán. Ngoài ra, tùy từng thời kỳ kinh tế và yêu cầu cụ thể của khách hàng, kiểm toán viên độc lập còn thực hiện các dịch vụ khác như kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và đặc biệt là kiểm toán các quyết toán giá trị công trình xây dựng cơ bản hoàn thành, xác định giá trị vốn góp.

Hoạt động kiểm toán độc lập là hoạt động kiểm toán rất phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển, vì thế hoạt động kiểm toán nói chung thường được coi là hoạt động kiểm toán độc lập.

Trong hoạt động kiểm toán độc lập thì kiểm toán báo cáo tài chính là chủ yếu, theo đó đề cập về kiểm toán độc lập tức là kiểm toán độc lập báo cáo tài chính.

Kiểm toán nội bộ là gì?

Là loại kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành theo yêu cầu của Giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị.

Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 610 thì kiểm toán nội bộ “Là bộ phận kiểm soát trong đơn vị, thực hiện kiểm tra vì lợi ích của đơn vị này. Trong số các công việc thực hiện, chủ yếu gồm kiểm tra, đánh giá và kiểm soát tính thích đáng và hiệu quả của các hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ”.

Chức năng của kiểm toán nội bộ bao gồm kiểm tra, xác nhận và đánh giá. Nội dung kiểm toán có thể một số hoặc các nội dung như kiểm toán báo cáo tài chính; kiểm toán báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp và các đơn vị thành viên; kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.

Trên thực tế phạm vi của kiểm toán nội bộ thay đổi và tùy thuộc vào qui mô, cơ cấu của đơn vị cũng như yêu cầu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có một cách phân loại kiểm toán khác là phân loại theo chức năng, theo cách phân loại này thì sẽ có 3 loại kiểm toán là kiểm toán báo cáo tài chình, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ.

Kiểm toán độc lập và Kiểm toán nội bộ có mối quan hệ như thế nào? 

Hội đồng quản trị/Ban kiểm soát có trách nhiệm đảm bảo phối hợp có hiệu quả giữa kiểm toán nội bộ với kiểm toán độc lập.

Kiểm toán độc lập có thể sử dụng kết quả công việc của kiểm toán nội bộ trong việc tìm hiểu môi trường kiểm soát để đánh giá rủi ro dẫn đến sai sót trong báo cáo cũng như xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động kiểm toán độc lập của mình.

Ngược lại, các doanh nghiệp có thể có được đảm bảo về một số hoạt động nhất định thuộc phạm vi của kiểm toán nội bộ từ kết quả của kiểm toán độc lập.

Phương thức trao đổi và phối hợp giữa hoạt động kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù thực hiện theo phương thức nào thì việc duy trì trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập của doanh nghiệp cũng cần hướng tới một mối quan hệ hợp tác có hiệu quả, cụ thể như đảm bảo tối ưu hóa phạm vi kiểm toán và giảm thiểu sự trùng lặp công việc kiểm toán dẫn đến lãng phí nguồn lực.