Moody’s hạ mức xếp hạng tín dụng của Trung Quốc

Theo enternews.vn

Dịch vụ nhà đầu tư của Moody’s (Moody’s Investor Service – MSI) đã hạ xếp hạng tín dụng của Trung Quốc từ Aa3 xuống A1, thay đổi dự báo triển vọng từ tiêu cực sang ổn định, trích dẫn những lo ngại rằng những nỗ lực nhằm hỗ trợ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ kéo theo các khoản nợ gia tăng trong toàn nền kinh tế.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Bà Marie Diron, Phó Chủ tịch cấp cao của nhóm xếp hạng của Moody, nói với chương trình "Street Signs" của CNBC rằng nguyên nhân của việc hạ mức xếp hạng là kết hợp của các yếu tố, bao gồm những dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng tiềm năng sẽ giảm xuống còn 5% vào cuối thập kỷ này.

Tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng có thể sẽ giảm

"Các mục tiêu tăng trưởng chính thức cũng đang đi xuống, nhưng có lẽ chậm hơn. Vì vậy, nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào các chính sách kích thích", bà cho biết, và điều này vào chắc chắn sẽ tăng nợ của chính phủ.

“Quy mô của những đòn bẩy tài chính, xu hướng của những đòn bẩy này cũng như năng lực dịch vụ nợ của các tổ chức là những lĩnh vực gây ra các khoản nợ này. Nếu tăng trưởng chậm lại, nó dẫn đến tăng trưởng doanh thu chậm hơn, có lẽ là khả năng sinh lời chậm hơn và năng lực dịch nợ kém hơn”, bà nói thêm.

Các thị trường ngoại hối ngay lập tức phản ứng với tin tức này, với đồng đô la Úc giảm từ mức 1 đô la Úc đổi được 0,7480 USD xuống còn 0,7452 USD sau thông báo. Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Úc.

Nhưng đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã không phản ứng nhiều, với mức giao dịch 1 USD đổi được 6,8940 NDT lúc 9:38 sáng giờ HK/SIN, so với mức 6,8890 NDT khi giao dịch đóng cửa hôm thứ 3.

"Chúng tôi dự đoán rằng đòn bẩy tài chính trên toàn nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Chương trình cải cách có thể sẽ làm chậm lại, chứ không ngăn cản được điều này", Moody’s cho biết trong một tuyên bố. "Tầm quan trọng mà các cơ quan chức năng đặt vào việc duy trì tăng trưởng mạnh mẽ sẽ dẫn đến những chính sách kích thích kéo dài, do những trở ngại về cơ cấu để đạt được các mục tiêu tăng trưởng hiện nay. Những kích thích như vậy sẽ dẫn đến gia tăng nợ trên toàn nền kinh tế”.

Mặc dù tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ở mức tương đối cao, tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng có thể sẽ giảm trong những năm tới.

Moody's cũng ước tính rằng mặc dù thâm hụt ngân sách của chính phủ vào năm 2016 là "vừa phải" ở mức khoảng 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), gánh nặng nợ của chính phủ sẽ tăng lên 40% GDP vào năm 2018 và 45% vào cuối thập kỷ này.

Điều này cũng dự đoán nợ tiềm tàng và nợ gián tiếp sẽ tăng lên, nguyên nhân là do các khoản vay ngân hàng chính sách, trái phiếu do Cơ sở tài trợ chính quyền địa phương (Local Government Financing Vehicles - LGFV) phát hành và các khoản đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước khác.

Moody's cho biết thêm rằng nó ước tính nợ chính phủ trên toàn nền kinh tế và các công ty phi tài chính sẽ tăng lên khi mà hoạt động kinh tế có xu hướng được tài trợ bằng nợ vì không có thị trường chứng khoán lớn.

Bên cạnh đó, lĩnh vực tài chính vẫn còn kém phát triển bất chấp những cải cách gần đây.

"Định giá rủi ro vẫn còn chưa đầy đủ, với chi phí nợ vẫn còn được xác định một phần bởi các giả định về sự hỗ trợ của chính phủ cho khu vực công hoặc các lĩnh vực khác được coi là chiến lược”.

Sự kiểm soát của chính phủ đối với phần lớn nền kinh tế, hệ thống tài chính và các dòng vốn chảy qua biên giới mang lại khả năng duy trì ổn định trong tương lai gần, Moody's cho biết.

Chỉ số Shanghai Composite (đường màu trắng) hướng đến đáy và thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái trong khi lợi suất tráiphiếu (đường màu xanh) tăng lên mức cao nhất 2 năm. Nguồn: Bloomberg

Chỉ số Shanghai Composite (đường màu trắng) hướng đến đáy và thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái trong khi lợi suất trái phiếu (đường màu xanh) tăng lên mức cao nhất 2 năm. Nguồn: Bloomberg

Các chuyên gia đã nói gì?

Các chuyên gia phân tích có suy nghĩ khác nhau về tầm quan trọng của động thái của Moody’s.

Macquarie ghi nhận đây là lần đầu tiên một cơ quan xếp hạng tín dụng hạ mức tín dụng của Trung Quốc trong vòng 25 năm và lần đầu tiên trong vòng 7 năm một trong ba công ty nhóm Big Three thay đổi mức xếp hạng của họ. Thông qua động thái này, mức xếp hạng của Moody’s đã tương đương với mức xếp hạng của Fitch.

"Tin tức này rõ ràng là tiêu cực với Trung Quốc theo quan điểm của chúng tôi (mặc dù lý do hạ mức xếp hạng tín dụng không phải là mới)", Macquarie cho biết.

ANZ nghĩ rằng chính việc hạ mức tín dụng tiềm năng sẽ có khả năng kích thích rủi ro ở Trung Quốc. “Việc các công ty xếp hạng hạ mức tín dụng có thể sẽ làm xói mòn sự ổn định tài chính của Trung Quốc, gây ra rủi ro về một vòng hồi tiếp tiêu cực”, các chuyên gia phân tích tại ANZ cho biết trong một ghi chú. 

"Việc hạ mức tín dụng có thể sẽ làm tăng chi phí tài chính của các ngân hàng phát hành Trung Quốc, đặc biệt là ở những thị trường nước ngoài".

Điều đó có thể sẽ khuyến khích những ngân hàng này hướng tới các sàn nước ngoài, làm tăng rủi ro khoản vay của hệ thống tiền tệ trong nước, dẫn đến khả năng ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách và kéo dài mối quan ngại về nợ.

ANZ cũng dự đoán việc hạ mức xếp hạng có thể làm giảm mối quan tâm nước ngoài đối với kế hoạch "kết nối trái phiếu" của Trung Quốc để mở rộng thị trường trái phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài.