Một kỳ thi chưa thể phản ánh toàn diện năng lực thực sự của học sinh
Những năm qua khi mà điểm chuẩn vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) tăng mạnh không chỉ ở các trường công lập mà cả tư thực, thì cũng là lúc cuộc đua bước chân vào cánh cổng THPT có thể nói cũng khốc liệt hơn bao giờ hết…Thậm chí, khi kỳ thi đã khép lại - mới đây đầu tháng 7 Bộ Giáo dục - Đào tạo công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của các trường đã mang theo nhiều âu lo, trăn trở không chỉ cho các em mà cả các bậc phụ huynh.

"Gánh nặng" thi cử ...đầu đời làm nhiều em quá áp lực
Theo thống kê Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm nay, toàn thành phố có gần 106.500 học sinh đăng ký thi, xét tuyển nguyện vọng vào lớp 10 các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố, nhiều hơn năm ngoái 2.000 học sinh.
Tỷ lệ chọi của các trường cũng có nhiều sự thay đổi, các trường có tỉ lệ chọi cao nhất là Trường THPT Yên Hòa (Cầu Giấy); Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông); tiếp theo là Trường THPT Trần Hưng Đạo (Hà Đông); Trường THPT Nhân Chính (Thanh Xuân)... Để bước chân được vào cánh cổng những trường PTTH đứng top đầu, nhiều thí sinh đã áp lực học hành nhiều năm. Thậm chí, không chỉ các em áp lực mà phụ huynh cũng lo lắng không kém. Có thể thấy, các em đang phải chạy đua hết sức mình để dành được tấm vé vào trường công lập.
Thế nhưng trường công lập có phải cánh cửa duy nhất? Thay vì kỳ vọng vào điểm số và tạo áp lực cho con, nhiều phụ huynh hiện đại lại có những lựa chọn khác. Có con thi vào lớp 10, chị Thanh Hoa, sống tại quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, hiện nay, ở Hà Nội có nhiều trường tư thục rất tốt, thậm chí còn có nhiều phương pháp giáo dục hiện đại, đổi mới và toàn diện hơn cả trường công lập, nên thay vì lo lắng nếu có thể thu xếp thì bố mẹ có thể ưu tiên cho con học tập ở các trường tư thục để con cái phát triển toàn diện hơn.

Đồng quan điểm trên, nhiều chuyên gia nhìn nhận, ba mẹ và các con không nên quá lo lắng, bởi một kỳ thi chưa thể phản ánh toàn diện năng lực thực sự của con mình. Bởi nữa là trong số các con có rất nhiều người sẽ trở thành những nghệ sĩ tài năng - dù có thể chưa giỏi môn toán hay có thể là một doanh nhân thành đạt - dù chưa thực sự thích môn văn. Điều quan trọng hơn cả, chính là con sẽ tìm được một ngôi trường phù hợp - nơi con có thể học tập, phát triển theo đúng năng lực và đam mê của riêng mình.
Giáo dục trải nghiệm đang trở thành xu hướng mới
Khẳng định lý do giáo dục trải nghiệm đang trở thành xu hướng tất yếu trong giáo dục hiện đại. Nhiều chuyên gia nhìn nhận, trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa, nhu cầu cho con em học tập tại môi trường giáo dục hiện đại, chuyên nghiệp và đổi mới toàn diện. Nắm bắt được nhu cầu đó, tại nhiều trường tư thục ở nước ta thời gian qua đã có nhiều mô hình giáo dục nổi trội nhằm kiến tạo con người Việt Nam mới - có năng lực làm chủ khoa học - công nghệ.
Chẳng hạn tại trường The Dewey Schools, Giáo dục trải nghiệm là triết lý xuyên suốt, dựa trên quan điểm “Giáo dục chính là cuộc sống” của nhà cải cách giáo dục nổi tiếng người Mỹ John Dewey. Tại Dewey, giáo dục trải nghiệm không phải là học khái niệm trước, thực hành sau. Ngược lại, học sinh tự mình tạo ra khái niệm thông qua những trải nghiệm được giáo viên thiết kế theo từng chu trình và mục tiêu lớp học.
Giáo dục trải nghiệm được Dewey ứng dụng thông qua 4 phương pháp dạy và học rõ ràng: Học qua dự án, Học tập truy vấn, Tư duy thiết kế và Dạy học phân hóa. Học sinh được thử sức với nhiều vai trò như MC, tổ chức sự kiện, quay phim, thiết kế, doanh nhân… trong nhiều dự án học tập liên môn Toán, Tiếng Anh, Văn - Tiếng Việt, Khoa học, Nghệ thuật… Mỗi giờ học, học sinh đều được đặt vai trò là trung tâm, được tự do đặt câu hỏi, phản biện, phản tư, rèn luyện tư duy truy vấn, giải quyết vấn đề. Đặc biệt, thông qua tư duy thiết kế, học sinh học được cách quan sát cuộc sống xung quanh, dám thử, dám lên ý tưởng và đúc kết kinh nghiệm từ chính cái sai của bản thân.

Đồng hành cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo trong việc đổi mới hoạt động dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục, The Dewey Schools cũng đặc biệt chú trọng vào Dạy học phân hóa và lựa chọn phương pháp này là trọng tâm sư phạm trong suốt 2 năm nay. Học sinh được tập trung vào lĩnh vực, môn học thế mạnh của bản thân, phù hợp với định hướng ngành học tương lai, thay vì học dàn trải và chạy đua với thành tích, điểm số.
Với định hướng này, 91,3% Học sinh Dewey đã nhận thư mời nhập học sớm từ các Trường Đại học danh tiếng trong nước và quốc tế như Học viện Ngoại giao, Đại học VinUni, Đại học Boston (Mỹ), Đại học Sydney (Úc), Trinity College (Ireland)… Nhiều Học sinh giành được Học bổng đại học ngay từ lớp 11, chinh phục IELTS 8.0 trở lên, lọt top 1% Học sinh đạt điểm SAT cao nhất thế giới (trên 1500)
Để đảm bảo duy trì hoạt động dạy học chất lượng cao theo đúng triết lý giáo dục trải nghiệm, đội ngũ giáo viên cũng được đào tạo tối thiểu 4 lần/năm.

Cô Nguyễn Thị Phương Trinh, Giám đốc Ban Điều hành Hội đồng Khoa học và Sư phạm Dewey nhấn mạnh, một giáo viên không phải cứ tổ chức nhiều hoạt động trong lớp học là hiệu quả. Một tiết học thực sự có chiều sâu là khi trải nghiệm đi kèm với phản biện tư. Học qua trải nghiệm không chỉ tập trung vào tổ chức đa dạng hoạt động mà giáo viên cần tạo cơ hội để học sinh suy ngẫm, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi bài học và chuyển hóa kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
Bản thân giáo viên The Dewey Schoool cũng “học tập suốt đời”, không ngừng học hỏi các phương pháp giảng dạy hiện đại như học tập truy vấn, học qua dự án và mô hình Kolb. Trong các buổi đào tạo, giáo viên được chia nhóm thực hành đặt câu hỏi, phản biện, phân biệt giữa “làm dự án” và “học qua dự án”, giữa “đặt câu hỏi” và “tư duy truy vấn”. Từ đó, các thầy cô nhận diện được một lớp học khơi gợi tư duy phản biện, khám phá sẽ khác biệt như thế nào. Đó chính là những nền tảng để các thầy cô làm tốt nhiệm vụ “nhà thiết kế lớp học”, đồng hành với học sinh chinh phục kiến thức, kỹ năng và làm chủ sự thay đổi trong một thế giới tương lai dự báo nhiều biến động.