Muốn trở nên giàu có hơn trong năm 2019, hãy vứt bỏ 12 thói quen xấu liên quan đến tiền bạc này

Theo Thu Thủy/nhadautu.vn

Nếu bạn muốn kiếm thêm tiền, tốt nhất hãy bắt đầu với thói quen của bạn. Và việc vứt bỏ những cái thói hư tật xấu cũng quan trọng chả kém việc luyện tập để hình thành thói quen tốt trong tiêu pha, sinh hoạt.

  • 1. Không tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu

Mặc dầu có thể bạn còn xa mới đến lúc nghỉ hưu nhưng càng chậm việc bắt đầu tiết kiệm và đầu tư, bạn sẽ càng bỏ lỡ các khoản lãi đơn, lãi kép mà bạn có thể thưởng.

0badhabit getty

 

Nhưng nên tiết kiệm bao nhiêu khoảng bao nhiêu thì đủ? Các chuyên gia thường cho rằng, để nghỉ hưu thoải mái, bạn có thể dành ra 10 đến 15 phần trăm thu nhập trước thuế của bạn cho tiết kiệm. Tuy nhiên, do tình hình tài của mọi người khác nhau, hãy nhờ các chuyên gia tài chính tư vấn giúp bạn tìm ra số tiền tiết kiệm phù hợp nhất.

2. Tiêu khoản tiết kiệm có sẵn

Sau khi bạn thiết lập một tài khoản tiết kiệm hưu trí, hãy cố gắng không đụng vào nó.

0saving-745x400

 

Quy tắc tương tự áp dụng cho quỹ khẩn cấp của bạn: Đừng chạm vào nó trừ khi bạn phải đối mặt với một tình huống thực sự thảm họa. Hãy chuyển số tiền tiết kiệm này vào một tài khoản riêng, chẳng hạn như tài khoản tiết kiệm lãi suất cao hoặc tài khoản đầu tư tiền tệ, cả hai đều có mức lãi suất cao hơn tài khoản tiết kiệm truyền thống.

3. Thanh toán mức tối thiểu trên số dư thẻ tín dụng của bạn

Hầu hết các thẻ tín dụng chỉ yêu cầu bạn thực hiện thanh toán tối thiểu mỗi tháng, thường là một số tiền cố định chỉ khoảng vài phần trăm số dư của bạn (thường là 1 đến 3%).

Việc trả mức tối thiểu là rất hấp dẫn, nhất là khi ngân sách của bạn eo hẹp. Nhưng bạn càng trả ít lúc này, bạn sẽ phải trả càng nhiều lãi về sau.

0Low-Interest

 

Duy trì số dư thẻ tín dụng lớn không chỉ khiến bạn sẽ mắc nợ lâu hơn mà còn khiến bạn có phải trả các khoản lãi ngày càng nhiều. Năm 2019, hãy tập thói quen thanh toán đầy đủ nếu có thể. Cách dễ nhất để làm điều này là chuyển tự động số tiền bạn nợ từ tài khoản cố định của bạn sang tài khoản của thẻ tín dụng vào cuối mỗi tháng.

4. Chi tiêu nhiều như số tiền bạn kiếm được

Nếu bạn chi tiêu nhiều bằng hoặc nhiều hơn số tiền bạn đang kiếm được, tức là bạn đang sống kiểu 'bóc ngắn, cắn dài", và bạn có thể dễ dàng rơi vào tình trạng nợ thẻ tín dụng.

0-Ian_Paying-with-card

 

Lối sống đó khiến bạn gần như không thể có được một khoản tiền tiết kiệm đáng kể nào.

Giải pháp là hãy cố gắng sống dưới mức thu nhập của bạn, chi tiêu ít hơn bằng cách hạn chế các nhu cầu, đòi hỏi.

5. Chờ đến khi bạn có nhiều tiền mới đầu tư

Thời gian đứng về phía bạn khi nói đến đầu tư, nhờ vào sức mạnh của lãi kép. Và trái với niềm tin phổ biến, bạn không cần phải là một chuyên gia tài chính cá nhân hoặc chờ đến khi kiếm được một khoản tiền lớn để bắt đầu việc đầu tư.

0eight_col_54308874_m

 

Có những ứng dụng nhằm mục đích giúp đầu tư đơn giản và dễ tiếp cận, chẳng hạn như Acorns, cho phép bạn đầu tư "thay đổi dự phòng" và bạn có thể xem xét các dịch vụ đầu tư tự động. Nhiều chuyên gia, trong đó có Warren Buffett và Tony Robbins, khuyên bạn nên đầu tư vào các quỹ chỉ số, cho phép bạn sở hữu một phần nhỏ của nhiều công ty khác nhau.

Chìa khóa ở đây là: Đừng chờ đợi. Ngay cả khi bạn không thể đầu tư một tấn tiền, hãy tập thói quen dành ra mỗi tháng một chút ít. Bất cứ khi nào bạn nhận được một khoản tiền lương hoặc tiền thưởng, hãy tính đến số tiền bạn thực sự có thể để dành ra một bên. 

6.  Sống không có mục tiêu tiết kiệm

Tiền sẽ không tự xuất hiện. Nếu bạn muốn tiết kiệm nhiều hơn, bạn phải có một mục tiêu rõ ràng và sau đó đặt ra một kế hoạch cụ thể để đạt được nó.

0saving

 

Bắt đầu bằng cách xác định chính xác những khoản chi tiêu lớn mà bạn hy vọng sẽ có trong tương lai, thí dụ như mua nhà, mua xe hơi hoặc khoản tiền dành cho giáo dục của con bạn. Tiếp theo, xác định số tiền bạn cần tiết kiệm cho các khoản nàyvà trong bao lâu.

Cuối cùng, hãy thiết lập chuyển khoản tự động định kỳ từ tài khoản ngân hàng của bạn sang tài khoản tiết kiệm để đảm bảo bạn sẽ kiên định với khoản tiết kiệm của mình.

7. Rút tiền từ ATM của một ngân hàng khác

Nếu bạn rút tiền từ ATM của ngân hàng khác, bạn sẽ phải trả hai khoản phí riêng biệt: một từ chủ sở hữu ATM và một từ ngân hàng của chính bạn. 

0atm

 

Giải pháp đơn giản cho năm 2019: Nếu logo của ngân hàng của bạn không có trên ATM, đừng sử dụng nó.

8. Trả tiền cho các đăng ký mà bạn không sử dụng

Có bao nhiêu "bản dùng thử miễn phí" mà bạn đã đăng ký và quên hủy chúng? Bạn có nhận được giá trị đồng tiền của bạn từ phòng tập thể dục bạn đã đăng ký năm ngoái? Và còn những gì về tên miền mà bạn đã mua từ vài năm trước?

0membercard

 

Nếu bạn loại bỏ nhiều thẻ thành viên, hoặc chỉ một thẻ thành viên lớn như thẻ phòng tập thể dục, bạn có thể tiết kiệm hàng triệu đồng mỗi năm. Hãy tự hỏi những đăng ký và những thẻ thành viên nào bạn có thể loại bỏ, sau đó hủy bỏ những gì bạn không sử dụng hoặc không cần nữa.

9. Không biết tiền của bạn đi đâu mất

Cho dù đó là yêu cầu Uber thường xuyên hơn, dừng xe bên cạnh nhà hàng bodega ở góc phố mỗi sáng hoặc nhặt thêm một chai soda mỗi khi bạn thấy mình đang xếp hàng chờ đợi thanh toán, tất cả đều quá dễ dàng để chi tiêu một cách vô thức.

0-chi-tieu-cho-gia-dinh-02

 

Tập trung vào cách tiếp cận chi tiêu hợp lý hơn trong năm 2019. Hãy thử theo dõi chi tiêu của bạn để có ý tưởng tốt hơn về cách bạn tiêu tiền và các khoản bạn có thể cắt giảm.

10. Bỏ qua bảo hiểm

Lạc quan là một điều tốt, nhưng bạn cũng phải có trách nhiệm và lên kế hoạch cho điều tồi tệ nhất. Chỉ cần một tai nạn có thể xóa sạch hết tiền tiết kiệm của bạn.

0bao-hiem-hoa-hoan-nha-tu-nhan

 

Bạn đã có bảo hiểm khuyết tật chưa? Cả bảo hiểm của người thuê nhà hoặc bảo hiểm của chủ nhà nữa? Nếu chưa có, hãy xem xét đưa nó vào danh sách những việc cần làm năm 2019 của bạn.

11. Không ưu tiên nợ lãi cao

Tất cả các khoản nợ là không giống nhau. Một chiến lược hiệu quả là xếp hạng các khoản nợ của bạn theo thứ tự lãi suất, từ cao nhất đến thấp nhất. Sau đó, ưu tiên các khoản nợ với lãi suất cao nhất để trả ít hơn trong thời gian dài, trong khi vẫn trả tối thiểu cho tất cả các khoản nợ còn lại.

0noxau0320

 

Cũng có một lựa chọn thay thế khác là: Xếp hạng nợ của bạn theo thứ tự kích thước (tức tổng số tiền nợ) và bắt đầu với mức nhỏ nhất. Đó là một chiến lược mà chuyên gia tài chính cá nhân Dave Ramsey gọi là "phương pháp ném tuyết".

Ý tưởng là mỗi khi bạn trả hết một khoản nợ, bạn sẽ có động lực, điều này giúp bạn giải quyết khoản nợ lớn nhất kế tiếp, và cứ tiếp tục như thế . Bạn chọn cách tiếp cận nào không quan trọng, nhưng tốt nhất hãy cam kết thoát khỏi các khoản nợ lớn nhất và lãi cao nhất trong năm nay.

12. Không biết từ chối

Để có thể vượt qua "lằn ranh đỏ về tài chính”, tốt hơn hết là bạn nên xử lý mọi vấn đề ngay lập tức. Kiểm tra tài khoản ngân hàng và điểm tín dụng của bạn, kể cả bạn sợ con số này thấp đến mức nào.

0Blog-Check-bank-balance

 

Đừng để nợ của bạn tiếp tục tồn tại đến ngày mai. 

Bạn không cần phải thực hiện tất cả điều này một cách hoàn hảo ngay lập tức. Nhưng cố gắng bỏ ngay đi một vài thói quen xấu, bạn sẽ được tưởng thưởng cho phần còn lại của cuộc đời.