Mỹ sẽ tránh được suy thoái kinh tế sâu trong 2 năm tới bất chấp Fed siết chặt chính sách tiền tệ
“Tôi nghĩ rằng nếu có suy thoái kinh tế xảy ra, nó sẽ chỉ là một cuộc suy thoái nhẹ. Tôi không nghĩ rằng sẽ là một đợt suy thoái nặng nề”, chuyên gia nhận định.
“Tôi nghĩ rằng nếu có suy thoái kinh tế xảy ra, nó sẽ chỉ là một cuộc suy thoái nhẹ. Tôi không nghĩ rằng sẽ là một đợt suy thoái nặng nề”, chuyên gia nhận định.
Mỹ đang hướng tới suy thoái kinh tế trong vòng 2 năm nữa, bất chấp chính sách siết chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), kinh tế Mỹ sẽ vẫn tránh được quá trình suy giảm kéo dài do thị trường lao động vững vàng và tỷ lệ đòn bẩy thấp, theo trưởng bộ phận chiến lược tại tổ chức Mill Street Research – ông Sam Burns.
Ông Burns có hai thập kỷ kinh nghiệm trong vai trò chuyên gia phân tích kinh tế vĩ mô, trong đó có làm việc tại vị trí phân tích cao cấp tại quỹ State Street and Brown Brothers Harriman.
Ông Burns đồng thời dự báo rằng một khi suy thoái kinh tế xảy ra, Fed sẽ đảo chiều chính sách và chuyển hướng.
“Tôi nghĩ rằng nếu có suy thoái kinh tế xảy ra, nó sẽ chỉ là một cuộc suy thoái nhẹ. Tôi không nghĩ rằng sẽ là một đợt suy thoái nặng nề. Tôi nghĩ rằng Fed sẽ phản ứng với việc đó bằng cách hạ lãi suất và làm giảm tác động của tăng trưởng chững lại khi mà chúng ta bước vào khoảng thời gian cuối năm nay và đầu năm sau”, ông Burns nói.
Ông Burns nói rằng quan điểm cứng rắn của Fed sẽ thay đổi trong vòng 6 tháng tới khi mà kinh tế bước vào suy thoái. Ông cũng nói thêm rằng cuộc suy thoái sâu sẽ có thể tránh được bởi giá tài sản đã bình ổn và rằng thị trường lao động vững vàng.
“Những loại tài sản bị thổi bùng giá trị đã bắt đầu “xì hơi”. Tôi nghĩ rằng thị trường lao động sẽ vẫn thiếu nhân lực, chính vì vậy sẽ cần đến những chi tiêu để ngăn kinh tế suy giảm sâu”, ông tuyên bố.
Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tháng 1/2023 ở mức 3,4%, thấp nhất tính từ năm 1969. Cục Thống kê Lao động Mỹ xác nhận rằng đã có ước tính 517.000 việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp được tạo ra trong tháng trước, cao hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia.
Trong vài tháng gần đây, lạm phát không ngừng giảm sau khi chạm mức đỉnh 9,1% vào tháng 6/2022. Ông Burns nói rằng phần lớn lạm phát có nguyên nhân từ những cú sốc kinh tế giờ đây vốn đã thuyên giảm đáng kể.
“Phần lớn lạm phát mà chúng ta chứng kiến trong vài năm qua có nguyên nhân từ những cú sốc bất thường, ví như COVID, cách phản ứng với COVID bằng các biện pháp kích cầu và sau đó đến việc gần đây căng thẳng Nga – Ukraine gây rối loạn thị trường năng lượng. Tôi nghĩ rằng xu thế này sẽ vẫn tiếp diễn”, ông Burns nhấn mạnh.
Dù rằng lạm phát Mỹ lập đỉnh 9,1% vào tháng 6/2022 và từ đó đến nay đã hạ nhiệt liên tiếp 7 tháng, chỉ số CPI tháng 1/2023 ở mức 6,4%, giá cả tuy nhiên sau đó có thể sẽ đảo chiều và tăng trong năm 2023, theo nhà sáng lập quỹ Stormwall Advisors và là tác giả của cuốn sách “Tại sao nước Mỹ quan trọng: Trường hợp của chủ nghĩa biệt lệ mới” – ông Michael Wilkerson.
Ông Wilkerson dự báo lạm phát sẽ lên ngưỡng từ 8 đến 12% trong năm nay.
Ông Wilkerson có 3 thập kỷ kinh nghiệm trong vai trò của một nhà đầu tư vào thị trường mới nổi.
Ông là chuyên gia về mua bán & sáp nhập doanh nghiệp, ông từng đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành tại công ty M&A Lazard. Ông Wilkerson dự báo lạm phát hiện vẫn chưa tương đương tốc độ tăng trưởng cung tiền M2.
“Tăng trưởng cung tiền tăng đến 40% so với thời điểm năm 2000. Bạn chưa từng có một giai đoạn nào trong lịch sử mà cung tiền tăng với tốc độ như vậy mà không gây ra lạm phát. Lạm phát giá cả thường theo kịp với lạm phát cung tiền”, ông Wilkerson khẳng định.
Trao đổi với báo giới, ông Wilkerson nhấn mạnh từ năm 2000 cho đến nay, cung tiền M2 đã tăng trưởng gấp 3 lần, từ ngưỡng 7 nghìn tỷ USD lên gần 22 nghìn tỷ USD. Ông cũng nhấn mạnh rằng điều này có nguyên nhân từ những nỗ lực của chính phủ trong việc giảm bớt những cú sốc từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng như các đợt phong tỏa do COVID-19 năm 2020.
Trong nỗ lực để làm giảm lạm phát, Fed đã nâng lãi suất chính sách thêm 745 điểm cơ bản trong khoảng thời gian 1 năm và bắt đầu bán tài sản. Tuy nhiên, ông Wilkerson khẳng định điều này là quá ít và diễn ra quá muộn đồng thời nói thêm rằng Fed sẽ không nâng lãi suất lên ngưỡng đủ cao để kiềm chế giá cả tăng.
“Fed nhiều khả năng sẽ hết năng lực kiềm chế lạm phát. Điều này đã luôn là thứ đánh đổi giữa việc kiềm chế lạm phát và ngăn suy thoái kinh tế cũng như thất nghiệp tăng lên. Chính phủ các nước, dù ở bất kỳ thời điểm nào và ở nơi nào, cũng đều chọn lạm phát”, ông Wilkerson nói.
Ông Wilkerson khẳng định rằng rủi ro bất ổn xã hội và chính trị trong trường hợp suy thoái kinh tế quá lớn đến nỗi chính phủ không thể giải quyết được, và khi chọn giữa những cái mất, lạm phát vẫn đỡ tệ hại hơn, nhìn từ góc độ của các nhà hoạch định chính sách kinh tế.
Robert Kiyosaki nói rằng vàng và bạc là thật và là tiền tệ toàn cầu, đồng USD là “giả” và rằng sự thống trị kinh tế của Mỹ sẽ không kéo dài mãi.
Trong báo cáo CPI tháng 1/2023 công bố mới đây, chi phí năng lượng tăng 8,7% trong năm vừa qua. Ông Wilkerson nhấn mạnh rằng giá năng lượng là một trong những yếu tố quan trọng đẩy cao lạm phát và rằng tình huống này sẽ ngày một tệ hơn khi mà các doanh nghiệp năng lượng đàm phán lại về giá cả.
Ông Wilkerson nói đến ví dụ của các doanh nghiệp điện, nhóm các doanh nghiệp này đã đề nghị được tăng giá điện từ 15 đến 20% khi mà giá khí đốt, than đá và dầu tăng mạnh.
Ông nói rằng việc chi phí năng lượng leo thang đã ảnh hưởng đến giá thực phẩm và đồ uống như trứng và nước đóng chai, giá nước đóng chai từ tháng 1/2020 cho đến nay đã tăng giá đến 35%.
“Hãy giả thuyết rằng bản thân giá nước cũng đã tăng lên. Chính vì vậy có điều gì đó phía sau giá nước, dù là chi phí đóng gói hay giá vận tải, tất cả những yếu tố này đều liên quan đến năng lượng”, ông Wilkerson nói.