Năm 2035, EU sẽ dừng bán xe sử dụng động cơ đốt trong
Theo tuyên bố của Liên minh châu Âu (EU), khối này đã thông qua kế hoạch dừng việc bán xe sử dụng động cơ đốt trong vào năm 2035 tại châu Âu nhằm giảm 100% lượng khí thải CO2 từ ô tô mới.
Kế hoạch được EU đề xuất lần đầu tiên vào tháng 7/2021, nhằm chấm dứt việc bán xe chạy xăng và động cơ diesel, xe thương mại hạng nhẹ ở thị trường EU và chuyển hoàn toàn sang xe sử dụng động cơ điện từ năm 2035. Biện pháp này sẽ giúp EU đạt được các mục tiêu khí hậu của châu Âu, đặc biệt là tính trung hòa carbon vào năm 2050.
Theo yêu cầu của một số quốc gia, bao gồm cả Đức và Italy, 27 nước EU cũng nhất trí sẽ xem xét việc sử dụng các công nghệ thay thế như nhiên liệu tổng hợp hoặc động cơ hybrid có thể sạc lại, nếu những công nghệ này có thể đạt được mục tiêu loại bỏ hoàn toàn khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ các phương tiện giao thông.
Tại cuộc họp diễn ra ở Luxembourg, các Bộ trưởng Môi trường châu Âu cũng nhất trí gia hạn 5 năm miễn trừ nghĩa vụ CO2 đối với các nhà sản xuất thích hợp, hoặc những nhà sản xuất ít hơn 10.000 xe mỗi năm, cho đến cuối năm 2035.
Đồng thời, các Bộ trưởng này cũng tuyên bố quan điểm chung về cải cách thị trường carbon, mục tiêu ô tô mới không phát thải vào năm 2035, phân bổ các nỗ lực khí hậu giữa các quốc gia và việc thống nhất thực hiện các mục tiêu về carbon tự nhiên.
Trước đó, theo số liệu của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết, lượng phát thải khí nhà kính của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2020 đã giảm 11% so với năm 2019 và giảm 34% (tương đương với 1,94 tỷ tấn CO2) so với năm 1990. Theo EEA, đây là mức giảm hàng năm lớn nhất ở EU kể từ năm 1990.
EEA nêu rõ các yếu tố chính giúp giảm lượng khí thải của EU trong ba thập kỷ qua là việc sử dụng ngày càng nhiều năng lượng tái tạo, giảm thiểu việc sử dụng than, cải thiện hiệu quả năng lượng, thay đổi cơ cấu nền kinh tế và nhu cầu sưởi ấm thấp hơn do mùa Đông ở châu Âu trở nên ấm hơn.
Ngoài ra, trong năm 2020, hoạt động kinh tế cũng bị gián đoạn do ảnh hưởng của các biện pháp phòng dịch COVID-19, tác động đáng kể đến việc giảm lượng khí thải.
EEA nhấn mạnh EU đã đạt được mục tiêu đến năm 2020, giảm phát thải ít nhất ở mức 20% so với năm 1990, thông qua việc cắt giảm 26% lượng khí thải vào năm 2019 trước khi các đợt phong tỏa liên quan đến đại dịch COVID-19 bắt đầu có tác động đến mức phát thải.
Tác hại của khí thải động cơ với con người
Các động cơ đốt trong hoạt động thông qua việc đốt nhiên liệu trong các bình kín. Quá trình này tạo ra năng lượng mạnh mẽ, đẩy piston đi xuống và sinh công. Các piston lần lượt đẩy một trục khuỷu quay quanh trục cơ để truyền tải cho xe chạy; cũng giống như chân của một người đẩy trên các bàn đạp. Hiện tại đây vấn là loại động cơ nhỏ gọn và có độ tin cậy cao.
Nhưng bất lợi lớn của những động cơ này là sự kết hợp của các tạp chất trong nhiên liệu và quá trình đốt cháy nó tạo ra chất gây ô nhiễm. Các chất ô nhiễm được tạo ra bởi động cơ đốt trong là: nitrogen dioxide, carbon monoxide, benzen, các hạt bụi và hydrocacbon. Các hợp chất này đều là tác nhân gây hại với môi trường và là một trong những thủ phạm gây ra một số bệnh cho con người. Khí Nitơ: Gây ra các triệu chứng hen suyễn. Có thể gây ra thắt chặt ngực và giảm chức năng phổi. Làm cho đường hô hấp nhạy cảm hơn với chất gây dị ứng như bụi.
Bằng cách làm gián đoạn làm sạch khí nitơ tự nhiên của cơ thể, làm tăng tính nhạy cảm của cơ thể nhiễm virus. Khí Carbon monoxide: Chậm phản xạ, làm suy yếu tư duy và gây buồn ngủ bằng cách giảm khả năng mang oxy của máu. Làm tăng khả năng tăng những người bị bệnh tim mạch vành. Khí Benzen: Được biết đến như một chất gây ung thư, và có thể gây ra bệnh bạch cầu. Hydrocacbon (Ozone): kích thích niêm mạc của hệ thống hô hấp, gây ra ho, nghẹt thở và chức năng phổi bị suy giảm.
Các triệu chứng khác bao gồm đau đầu, mắt mũi/họng kích thích và đau ngực. Có thể làm cho đường hô hấp nhạy cảm hơn với chất gây dị ứng như phấn hoa. Cũng có thể làm giảm phòng thủ chống lại vi khuẩn và vi rút.