Nâng cao năng suất DN nhờ khuyến khích hoạt động KHCN, đổi mới sáng tạo

Nguyễn Hiền

Hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Để phát huy tối đa việc thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho doanh nghiệp, các chuyên gia của Viện Năng suất Việt Nam đã đề xuất giải pháp khuyến khích hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Áp dụng các giải pháp khuyến khích hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Áp dụng các giải pháp khuyến khích hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

TheoViện Năng suất Việt Nam, để thúc đẩy tăng năng suất chất lượng của DN, cần phải áp dụng các giải pháp khuyến khích hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST).

Bên cạnh đó,  các chuyên gia của Viện Năng suất Việt Nam đã đề xuất giải pháp khuyến khích hoạt động KH-CN, ĐMST cụ thể:

Thứ nhất cần thúc đẩy tập đoàn tư nhân lớn trở thành các tập đoàn dẫn đầu trong hoạt động KH, CN&ĐMST. Cần phải có chính sách thúc đẩy phát triển một số tập đoàn công nghiệp tư nhân lớn, có năng lực cạnh tranh toàn cầu gắn với kiểm soát độc quyền, dẫn dặt sự tham gia của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ hai, cần tập trung quản lý nhà nước về KH,CN&ĐMST. Để quản lý hiệu quả, thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cần thống nhất quản lý nhà nước về KH,CN&ĐMST; có sự phân công, phân cấp, phối hợp giữa các ngành, các cấp trung ương và địa phương trong bối cảnh mới nhằm thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.

Thứ ba, đổi mới chính sách khoa học công nghệ phù hợp với bối cảnh mới. Một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu được đặt ra trong Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST đến 2030 là sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về KH&CN, các luật liên quan để phù hợp với những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.

Thứ tư, khơi thông nguồn đầu tư cho KH&CN tại doanh nghiệp. Theo quy định của Luật KH&CN 2013, doanh nghiệp được phép trích tới 10% thu nhập trước thuế để hình thành Quỹ Phát triển KH&CN, riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước thì đây là quy định bắt buộc với tỉ lệ từ 3-10%.

Thứ năm, xây dựng các chính sách phù hợp để thúc đẩy vai trò của các tổ chức KH&CN công lập.