Ngân hàng nào được cấp hạn mức tín dụng cao nhất?
Các ngân hàng có danh mục tín dụng đa dạng, tham gia hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém, chất lượng tài sản lành mạnh và thanh khoản dồi dào như sẽ đạt được hạn mức tốt nhất.
Các ngân hàng có danh mục tín dụng đa dạng, tham gia hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém, chất lượng tài sản lành mạnh và thanh khoản dồi dào như sẽ đạt được hạn mức tốt nhất.
Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cấp hạn mức tín dụng lần 1 cho một số ngân hàng. Theo cập nhật mới nhất của công ty chứng khoán VNDirect, đã có 11 ngân hàng được cấp hạn mức tín dụng, trong đó MSB đang có mức “room” tăng trưởng cao nhất với 13,5%, so với mức tăng trưởng 17,8% của cả năm 2022. Đứng sau là HDBank với 11% ( cả năm 2022 ở mức 25,6%), ACB đứng thứ 3 với hạn mức tăng trưởng tạm thời là 9,8% (cả năm 2022 là 14,3%).
Hai “ông lớn” ngân hàng có vốn nhà nước là Vietcombank và BIDV được cấp hạn mức tín dụng lần lượt là 9,6% và 8,3%. LienVietPostBank tạm thời được cấp hạn mức thấp nhất trong nhóm với 8% trong khi cả năm 2022, ngân hàng này có mức tăng trưởng tín dụng là 12,7%.
Theo đánh giá của các chuyên gia, các ngân hàng có danh mục tín dụng đa dạng, tham gia hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém, chất lượng tài sản lành mạnh và thanh khoản dồi dào như sẽ đạt được hạn mức tốt nhất trong số các ngân hàng, chủ yếu do hệ số LDR thấp hơn nhiều so với các ngân hàng khác.
Năm nay, các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành sẽ chậm lại và đạt khoảng 12% do thị trường bất động sản kém khả quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc và lãi suất cao.
Ngoài ra, lạm phát dự kiến vẫn sẽ ở mức cao do mức tăng tiền lương 20,8%, có hiệu lực từ tháng 7/2023 và sự tăng giá ở các dịch vụ như y tế, vận tải công cộng…
Cuối cùng, thanh khoản hạn hẹp (dù đã có phần cải thiện) cũng là một nguyên nhân làm chậm lại đà tăng trưởng tín dụng trong năm nay. Theo số liệu từ NHNN cho thấy, tính đến ngày 24/2, tín dụng toàn nền kinh tế mới chỉ tăng 0,77% và cung tiền tăng rất chậm 0,05% so với cuối năm 2022.
Về thanh khoản hệ thống, đến cuối tháng 11/2022, cung tiền M2 chỉ tăng 3,6% so với đầu năm, thấp hơn rất nhiều so với tăng trưởng tín dụng 14,8%. Điều này cho thấy áp lực về thanh khoản hiện hữu và hệ số LDR của các ngân hàng đều tăng đáng kể so với 2021.
Tuy nhiên, tình hình đã phần nào dịu bớt kể từ đầu năm 2023 khi áp lực tỷ giá hạ nhiệt đã tạo dư địa cho NHNN hỗ trợ thanh khoản qua việc tích cực mua vào ngoại tệ. Theo ước tính của VNDirect, NHNN đã mua vào 3,6 tỷ USD từ đầu năm 2023 đến giữa tháng 2. Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất đã giảm đáng kể so với mức đỉnh.
Ngoài ra, Thông tư 26/2022 cũng là một yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ thanh khoản hệ thống, khi có khoảng 50% tiền gửi Kho bạc Nhà nước có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại (ước tính khoảng hơn 150 nghìn tỷ đồng, dựa trên số liệu BCTC quý IV/22), sẽ được tính vào phần dư địa cho vay.