Giá vàng bất ngờ tụt đỉnh do áp lực bán chốt lời


Phiên sáng nay 20/8/2019, giá vàng thế giới giao dịch ở ngưỡng 1,496 USD/ounce, tương đương 41,96 triệu đồng/lượng.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tại thị trường trong nước, thời điểm 9h sáng nay, giá vàng SJC của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 41,30 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,70 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, giảm 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên chiều qua.

Cùng thời điểm trên, tại thị trường Đà Nẵng, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đã quý Sài Gòn niêm yết giao dịch ở mức: 41,20 triệu đồng/lượng (mua vào) – 41,57 triệu/lượng (bán ra), giảm 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua.

Tại thị trường TP. Hồ Chí Minh, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đã quý Sài Gòn niêm yết giao dịch ở mức: 41,20 triệu đồng/lượng (mua vào)41,55 triệu/lượng (bán ra), giảm 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân giá vàng thế giới rời đỉnh cao và xuống dưới ngưỡng quan trọng 1.500 USD/ounce do áp lực bán chốt lời tăng mạnh trong bối cảnh thế giới, trong đó có nước Mỹ đang trì hoãn “một điều không thể tránh khỏi”.

Áp lực bán vàng tăng khá nhanh, nhiều tổ chức đầu tư lớn, trong đó có SPDR bán ra trong bối cảnh chứng khoán và đồng USD tăng mạnh. Giới đầu tư bớt lo ngại về khả năng suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau khi Mỹ và Trung phát đi những tín hiệu thương mại lạc quan hơn và ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đồng loạt cắt giảm lãi suất. 

Các nền kinh tế cũng sẽ mạnh hơn và kéo theo đó các thị trường chứng khoán diễn biến tích cực sau quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ của các nước. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ nới lỏng chính sách, trong khi Trung Quốc cũng sẽ kích cầu kinh tế. 

Hiệu ứng “tiền rẻ” sẽ giúp các nước chứng kiến lấy lại đà tăng trưởng. Nền kinh tế thế giới đáng ra đã bước vào một đợt suy thoái, nước Mỹ cũng ở không xa một kịch bản như vậy… nếu như ngân hàng Trung ương đã không nới lỏng chính sách.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, đây được xem là một cuộc chơi "được mất", tăng trong ngắn hạn thì sẽ "đau" trong dài hạn. Các nước thúc đẩy được nền kinh tế trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn sẽ chịu áp lực suy thoái lớn hơn.