Ngành Hải quan đẩy nhanh thực hiện cơ chế một cửa ASEAN


Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, hiện Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 08 nước ASEAN gồm: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Myanmar và Lào. Tính đến ngày 31/01/2020, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là 165.061 C/O, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là 201.652 C/O.

Tính đến ngày 31/01/2020, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là 165.061 C/O, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là 201.652 C/O.
Tính đến ngày 31/01/2020, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là 165.061 C/O, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là 201.652 C/O.

Năm 2019, Bộ Tài chính đã tích cực, chủ động phối hợp nhịp nhàng trong công tác tham mưu, điều phối trong công tác chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành để triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, công tác kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại. 

Theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi 13 bộ, ngành đề nghị các bộ tích cực, chủ động và phân công các đơn vị đầu mối để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đặt ra tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg và các Thông báo kết luận. Đồng thời, Bộ đã chuẩn bị chu đáo để tổ chức các phiên họp của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899). Trên cơ sở mục đích, yêu cầu của các phiên họp này, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành chuẩn bị các nội dung có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Với vai trò là Cơ quan Thường trực của Ủy ban 1899, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã nỗ lực thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được Chính phủ giao. Năm 2020, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục đẩy mạnh, phát huy những kết quả đạt được, phối hợp khẩn trương cùng các bộ, ngành tập trung nhân lực và công nghệ để hoàn thành triển khai các thủ tục theo kế hoạch.

Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, đổi mới công tác kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại thời gian qua đã mang lại những hiệu quả đáng ghi nhận trong công tác cải cách hành chính. Các doanh nghiệp không phải đến trực tiếp làm việc với từng cơ quan nhà nước để hoàn thành các thủ tục hành chính, do đó giúp làm giảm chi phí, thời gian thông quan, từ đó góp phần xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước góp phần xây dựng Chính phủ điện tử hiện nay.

Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, đổi mới công tác kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại đã góp phần hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phát triển. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Việt nam những năm gần đây đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2017 đạt mốc trên 400 tỷ USD và đến năm 2019 đã vượt 500 tỷ USD.​ 

Trong đó, việc triển khai lộ trình thực hiện cơ chế một cửa ASEAN, Việt Nam đã tích cực triển khai các điều kiện cần thiết cho cơ chế một cửa quốc gia như một "bước đệm" trước khi hòa nhập vào cơ chế một cửa ASEAN đối với các loại hình giao dịch xuất nhập khẩu và quá cảnh tại một số địa bàn trọng điểm.

Theo Tổng cục Hải quan, hiện tại Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 08 nước ASEAN gồm: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Myanmar và Lào. Tính đến ngày 31/01/2020, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là 165.061 C/O, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là 201.652 C/O. Dự kiến, sẽ kết nối chính thức thêm Philippin và kết nối thử nghiệm trao đổi thông tin tờ khai hải quan ASEAN (tháng 01/2020) và chứng nhận kiểm dịch thực vật (dự kiến tháng 04/2020).

Liên quan đến kết nối với đối tác ngoài ASEAN,  Bộ Tài chính đã hoàn thành việc kiểm thử kỹ thuật kết nối và trao đổi thông điệp thử nghiệm tờ khai hải quan xuất khẩu với Liên minh kinh tế Á - Âu song song với việc thiết lập kênh kết nối an toàn; đàm phán để trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu về đề xuất trao đổi chứng nhận kiểm dịch điện tử của Niu-di-lân; phối hợp thử nghiệm công nghệ Chuỗi khối trong tiếp nhận thông tin chứng nhận xuất xứ từ Hải quan Hàn Quốc…

Trước đó, trong năm 2019, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định về thực hiện các thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020). Bộ Tài chính đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ chương trình triển khai Nghị định số 85/2019/NĐ-CP để chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện thống nhất.

Đồng thời, Tổng cục Hải quan đang hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ về việc kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính phủ với các bên liên quan thông qua Cơ chế một cửa quốc gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xây dựng Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung; triển khai Cơ chế một cửa đường hàng không theo Quyết định số 43/2017/QĐ-TTg ngày 26/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện theo Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ; rà soát, tổng hợp, xây dựng Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1254/QĐ-TT; đánh giá, đo lường chỉ số hoạt động của các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Hướng tới việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, trụ cột tiên phong trong 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN, các quốc gia ASEAN đã triển khai hàng loạt các biện pháp cụ thể, trong đó có việc tập trung triển khai thiết lập và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN, công cụ thuận lợi hóa thương mại và góp phần đưa ASEAN trở thành một cơ sở sản xuất và một thị trường chung.