Ngành ngân hàng Mỹ ra sao sau cuộc khủng hoảng gây sốc?
Ngay cả trước khi ngành ngân hàng Mỹ chứng kiến những biến động tiêu cực trong thời gian vừa qua, các ngân hàng cũng đã đẩy một phần lãi suất cao sang khách hàng của họ.
Ngay cả trước khi ngành ngân hàng Mỹ chứng kiến những biến động tiêu cực trong thời gian vừa qua, các ngân hàng cũng đã đẩy một phần lãi suất cao sang khách hàng của họ.
Mùa công bố kết quả kinh doanh của các ngân hàng Mỹ năm nay, ngân hàng quy mô lớn hơn sẽ có lợi hơn.
Việc tiền gửi tháo chạy khỏi ngân hàng Silicon Valley Bank và Signature Bank đã gây tổn hại đến các ngân hàng nhỏ nhiều hơn so với các ngân hàng lớn, nó lấy đi nguồn tín dụng chi phí thấp đã giúp mang đến lợi nhuận của các ngân hàng trong nhiều năm gần đây, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.
Ngay cả trước khi ngành ngân hàng Mỹ chứng kiến những biến động tiêu cực trong thời gian vừa qua, các ngân hàng cũng đã đẩy một phần lãi suất cao sang khách hàng của họ. Giờ đây, việc tín dụng suy giảm nhiều khả năng sẽ gây tổn hại hơn nữa đến lợi nhuận các ngân hàng, cùng lúc đó, việc các ngân hàng thua lỗ với danh mục đầu tư trái phiếu sẽ có thể hạn chế khả năng của họ trong việc mang đến lợi nhuận cho các cổ đông.
Các chuyên gia phân tích tại ngân hàng Morgan Stanley hiện đã hạ dự báo lợi nhuận của 13 ngân hàng lớn nhất Mỹ ước tính khoảng 4% trong năm 2023 và 15% trong năm 2024. Đối với các ngân hàng quy mô trung bình, triển vọng thậm chí còn xấu hơn: Morgan Stanley hạ dự báo lợi nhuận trung bình giảm lần lượt 17% với năm 2023 và 27% so với năm 2024.
Mùa công bố kết quả kinh doanh hiện tại là một trong những mùa tiềm ẩn nhiều thách thức nhất với nhóm các ngân hàng quy mô trung bình của Mỹ tính từ khủng hoảng tài chính năm 2008 bởi đã có quá nhiều yếu tố diễn biến bất thường và rủi ro, theo chuyên gia phân tích tại Everscore ISI công bố trong nghiên cứu vào tuần trước.
Hôm nay, loạt ngân hàng và tổ chức tài chính lớn của Mỹ nhiều khả năng sẽ công bố kết quả kinh doanh. Vào tuần sau, nhiều ngân hàng khác sẽ “tiếp bước”.
Tổng tiền gửi của các ngân hàng lập đỉnh vào tháng 4/2022, không lâu sau khi Fed bắt đầu nâng lãi suất chuẩn nhằm kiềm chế lạm phát. Việc tiền gửi bị rút mạnh trong những tháng vừa qua có nguyên nhân trực tiếp từ việc xuất hiện nhiều nỗi lo về mô hình kinh doanh của ngân hàng SVB và ngân hàng Signature, cuộc tháo chạy khỏi lĩnh vực ngân hàng này gây tổn hại đến cả các ngân hàng cho vay.
Tính toán của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy ước tính khoảng 312 tỷ USD tiền gửi đã rời khỏi hệ thống ngân hàng trong giai đoạn từ ngày 1/3/2023 cho đến ngày 29/3/2023. Nhóm 25 ngân hàng lớn nhất của Mỹ thu về 28 tỷ USD trong tháng. Tất cả các ngân hàng thuộc nhóm quy mô trung bình hao hụt khoảng 212 tỷ USD tiền gửi trong cùng khoảng thời gian trên.
Tiền gửi có thể coi như “mạch máu” của các ngân hàng, rủi ro tiền gửi biến mất khỏi hệ thống đã khiến cho nhiều ngân hàng buộc phải nâng lãi suất với các khoản tiền đang còn gửi tại ngân hàng. Cùng lúc, yếu tố bất ổn về nguồn vốn đồng nghĩa các ngân hàng cũng sẽ cần phải hạn chế bớt các khoản tín dụng mới.
Cả hai yếu tố này đều gây tổn hại đến lợi nhuận mà các ngân hàng có thể kiếm được từ hoạt động tín dụng. Sau khi ngân hàng SVB và Signature Bank sụp đổ, Morgan Stanley hạ dự báo về lợi nhuận lãi ròng tại các ngân hàng lớn ước tính khoảng 0,5%. Còn với các ngân hàng quy mô trung bình, Morgan Stanley giảm dự báo lãi ròng ước tính 7,1%.
Người tiêu dùng và các doanh nghiệp hiện đã chuẩn bị sẵn sàng cho khoảng thời gian khó tiếp cận tín dụng sắp tới. Kết quả cuộc khảo sát mới đây từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại New York cho thấy trong tháng 3/2023, khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp khó khăn hơn so với bất kỳ tháng nào tính từ khi cuộc khảo sát bắt đầu được thực hiện vào năm 2013.
Các sự kiện biến động trên thị trường tài chính toàn cầu ngay đầu tháng 3/2023 đã tác động mạnh tới phân bổ dòng tiền vào các tài sản tài chính, trong đó xu hướng vào các quỹ tiền tệ tăng mạnh, theo bản tin nghiên cứu mới được công bố của SSI Research.
Cụ thể, trạng thái bất ổn xảy ra trên hệ thống ngân hàng tại Mỹ sau sự kiện SVB và ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sĩ) phải chấp nhận sự tiếp quản của đối thủ UBS trong một thỏa thuận có sự bảo lãnh từ NHTW Thụy Sĩ khiến cho làn sóng rút tiền ồ ạt, đặc biệt từ nhóm khách hàng tổ chức và chuyển dịch vào các quỹ tiền tệ (vào ròng tới 333 tỷ USD, chỉ sau mức vào ròng đột biến vào giai đoạn COVID tháng 3 và tháng 4/2020).
Trong khi đó, các quỹ cổ phiếu tiếp tục trạng thái rút ròng 3 tỷ USD (thấp hơn so với mức rút 21 tỷ USD). Tốc độ giải ngân từ quỹ trái phiếu hạ nhiệt khi chỉ vào ròng 7 tỷ USD khi lợi suất TPCP có bước giảm khá mạnh trong tháng 3. Tính chung trong quý 1/2023, dòng vốn vào quỹ cổ phiếu rút ròng 21,9 tỷ USD, trong khi các quỹ trái phiếu và tiền tệ lần lượt vào ròng 91,6 tỷ USD và 507,7 tỷ USD.
Dòng vốn vào quỹ cổ phiếu thị trường phát triển (DM) ở trạng thái rút ròng tháng thứ 2 liên tiếp (-8,5 tỷ USD), chủ yếu do dòng vốn rút ra khỏi thị trường Mỹ (-9,0 tỷ). Mặc dù dòng vốn đã có sự cải thiện so với tháng 2, dữ liệu kinh tế Mỹ đã xoay chiều kém tích cực trong tháng 3 và sự mất cân bằng trong hệ thống ngân hàng Mỹ sau giai đoạn tiền rẻ đã khiến cho thị trường đánh giá lại về suy thoái kinh tế cũng như kỳ vọng về đỉnh lãi suất. Đồng USD suy yếu trong khi định giá thị trường vẫn ở mức cao khiến dòng vốn tiếp tục rút ra khỏi thị trường Mỹ (-9 tỷ USD), chủ yếu từ các quỹ chủ động (-21,8 tỷ USD).