Phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
Tài chính toàn diện ngày càng được quan tâm ở cả cấp độ toàn cầu và quốc gia, các nhà hoạch định chính sách đang ngày càng nhận ra cơ hội mà tài chính toàn diện mang lại. Bài viết làm rõ vai trò quan trọng, những đóng góp của phát triển tài chính toàn diện trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay; đồng thời, nhận diện những hạn chế để đề xuất giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn hoạt động tài chính tại Việt Nam trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.
Phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam
Tài chính toàn diện (TCTD) là xu thế đưa các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, hưu trí) đến mọi đối tượng, kể cả đối tượng gặp khó khăn do gặp phải các rào cản như thu nhập với chi phí hợp lý cho người dùng và đơn vị cung cấp dịch vụ (World Bank, 2016).
Tài chính toàn diện ngày càng được quan tâm ở cả cấp độ toàn cầu và quốc gia, các nhà hoạch định chính sách đang ngày càng nhận ra cơ hội mà TCTD mang lại.
TCTD được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Ở các nước đang phát triển, TCTD đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển hệ thống tài chính và huy động tối đa nguồn lực trong nước thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam, mức độ bao phủ của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) đã phát triển mạnh trong những năm qua thông qua mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải rộng khắp cả nước, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp (DN)...
Một số thành công và hạn chế
Thành công
- Phát triển TCTD đang là xu thế chung của toàn cầu nên nhiều tổ chức quốc tế sẵn sàng dành các nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quốc tế để hỗ trợ các nước nói chung và Việt Nam nói riêng trong xây dựng Chiến lược quốc gia tổng thể về TCTD.
- Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng của phát triển TCTD và giao NHNN Việt Nam là cơ quan chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng Đề án Chiến lược tổng thể quốc gia về tài chính toàn diện.
- NHNN đã và đang chỉ đạo các TCTD triển khai nhiều chương trình, dự án về nâng cấp hạ tầng thanh toán; đẩy mạnh phát triển mạng lưới các TCTD vi mô; phát triển thanh toán điện tử.
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, công ty viễn thông, công ty Fintech đã và đang nhanh chóng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nhằm làm tăng khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Hạn chế
- Thực tế hiện nay cho thấy, nhận thức về TCTD tại Việt Nam chưa được đầy đủ và chưa phổ biến rộng rãi đến mọi người dân. Sự hiểu biết về kiến thức tài chính của người dân nói chung còn thấp, nhất là người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Chưa có khung pháp lý đảm bảo cho việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển TCTD tại Việt Nam và khung pháp lý tạo thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện.
- Cơ sở dữ liệu về tiếp cận tài chính nói chung và tài chính toàn riêng nói riêng còn thiếu. Cơ sở hạ tầng tài chính và cơ sở hạ tầng thông tin cũng thiếu và chưa được kết nối đồng bộ.
- Chưa có cơ quan bảo vệ người tiêu dùng hay sử dụng dịch vụ tài chính.
- Các ngân hàng phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến từ việc gian lận tài chính, tấn công có chủ đích, thất thoát dữ liệu nhạy cảm hoặc lây nhiễm mã độc.
Giải pháp phát triển tài chính toàn diện trong Cách mạng công nghiệp 4.0
Để phát huy tốt vai trò cũng như tính ưu việt của TCTD tại Việt Nam, trong thời gian tới, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tiếp tục mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ ngân hàng của các TCTD. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM đến năm 2020 để phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, những đối tượng yếu thế trong xã hội chưa có điều kiện tiếp cận dịch vụ ngân hàng.
Thứ hai, tạo điều kiện tăng mức độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho cá nhân và DNNVV. Các chính sách cần khuyến khích các TCTD phi ngân hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu khác nhau của DNNVV; khuyến khích các TCTCVM, QTDND nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ cho nhóm DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ...
Bài viết chi tiết mời độc giả xem trên Tạp chí Tài chính Kỳ 1 tháng 7/2018.