Nguyên nhân nào làm "đổ vỡ" mô hình Trung tâm thương mại?
(Tài chính) Thực trạng ế ẩm của hàng loạt thương hiệu bán lẻ uy tín chính là nguyên nhân dẫn đến sự "đổ vỡ" của mô hình Trung tâm thương mại (TTTM).
Bài học lớn từ Parkson cho thấy, các TTTM chỉ thoát cảnh ế ẩm khi nhà bán lẻ nắm rõ được nhu cầu của khách hàng.
Trong khi nguồn cung khối bán lẻ liên tục tăng, số lượng thương hiệu quốc tế đổ về các thành phố lớn ngày một nhiều, thì tình hình kinh tế vẫn chưa có nhiều biến chuyển, đa số người dân vẫn đang phải “thắt lưng buộc bụng”. Đây cũng là nguyên nhân khiến thị trường mặt bằng bán lẻ có một năm vô cùng ảm đạm.
Việc Parkson Keangnam đóng cửa tuy đột ngột nhưng cũng không gây ngạc nhiên. Vì trước đó, nhiều trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội như Grand Plaza, TTTM Hàng Da, Mipec Mall… cũng từng đóng cửa, tái cơ cấu hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động do ế khách.
Trong khi nguồn cung khối bán lẻ liên tục tăng, số lượng thương hiệu quốc tế đổ về các thành phố lớn ngày một nhiều, thì tình hình kinh tế vẫn chưa có nhiều biến chuyển, đa số người dân vẫn đang phải “thắt lưng buộc bụng”. Đây cũng là nguyên nhân khiến thị trường mặt bằng bán lẻ có một năm vô cùng ảm đạm.
Việc Parkson Keangnam đóng cửa tuy đột ngột nhưng cũng không gây ngạc nhiên. Vì trước đó, nhiều trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội như Grand Plaza, TTTM Hàng Da, Mipec Mall… cũng từng đóng cửa, tái cơ cấu hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động do ế khách.
Nguyên nhân suy yếu của Parkson một phần do sự bành trướng nhanh và mạnh của thương hiệu này ở Việt Nam. Cách làm của Parkson chủ yếu hướng đến nhu cầu tiêu dùng của các thượng đế cao cấp, sản phẩm xa xỉ không phải đối tượng nào cũng có thể hướng đến.
Lượng khách hàng của phân khúc cao cấp này tại thị trường Việt Nam không nhiều, trong khi đó hàng loạt ông lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc xác định xu hướng đầu tư đánh vào đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam. Các TTTM mới mở thời gian gần đây như Aeon Mall, Crescent Mall… không chỉ hướng đến khách hàng cao cấp, mà bao gồm rất nhiều sản phẩm phù hợp với thị hiếu của đa dạng người mua.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành của CBRE Việt Nam nhận định, đã đến lúc các nhà đầu tư bán lẻ nên hướng đến các dự án phù hợp với khả năng chi trả của người mua. Thay vì tập trung vào phân khúc cao cấp, nhà đầu tư cần nhìn nhận thực tế nhu cầu của thị trường, tránh bỏ qua một lượng lớn khách hàng tiềm năng thực sự.
Các TTTM hiện có xu hướng phát triển ở các khu vực ngoại thành, thay vì bám víu vào các khu trung tâm như những năm trước đây. Điều này sẽ giúp mở rộng diện tích cho các mặt bằng bán lẻ, không gian rộng, tiết kiệm các chi phí quản lý và xây dựng những tiện ích đi kèm như bãi giữ xe, khu vui chơi, ăn uống kết hợp rộng rãi hơn…
Ngay từ năm 2011, xu hướng mở rộng ra các khu vực Non – CBD (không phải khu vực trung tâm) đã trở thành hướng đi mục tiêu của nhiều thương hiệu. Thực trạng kinh tế khó khăn khiến doanh thu của những TTTM ở khu vực CBD (khu vực trung tâm thành phố) tăng trưởng chậm lại, chi phí chi trả cao khiến mức cạnh tranh yếu hơn hẳn các TTTM ở khu vực Non – CBD.
Ông Trần Bá Thắng, Giám đốc Công ty NCTT S&M Group chia sẻ: “Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, đồ đắt sẽ không tìm được thị trường. Dân Việt Nam đang tiết kiệm, hơn nữa, chi phí mặt bằng đắt đỏ. Các TTTM muốn tránh rơi vào tình trạng thê thảm như Parkson, không bị lỗ, cần phải tính lại bài toán đầu tư. Phải giảm chi phí hoặc bán hàng vừa với túi tiền của người dân hơn”.
Bộ phân Nghiên cứu thị trường của Công ty tư vấn Cushman & Wakefield cũng nhận định, trong năm 2014, xu hướng đầu tư các trung tâm bán lẻ giữa khu vực nội và ngoại thành hiện đang có sự thay đổi. Khá nhiều nhà bán lẻ nước ngoài đang xây dựng các trung tâm mua sắm lớn với các dịch vụ trọn gói và giá chào thuê cạnh tranh ngoài trung tâm nhiều hơn so với khu vực trung tâm thành phố.