Nhà đầu tư đổ tiền vào các quỹ ETF của thị trường mới nổi trừ Trung Quốc
Chuyên gia quản lý quỹ tại Miami-based RVX Asset Management LLC, ông Andres Calderon, nhận xét: “Trung Quốc mới trải qua một tháng tồi tệ xét đến việc siết chặt kiểm soát và can thiệp ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác nhau".
Những nhà đầu tư chuộng thị trường mới nổi nhưng cảm thấy lo lắng vì loạt động thái thắt chặt chính sách của Trung Quốc đang đổ tiền vào các quỹ ETF dành cho các thị trường này nhiều hơn bao giờ hết.
Quỹ iShares MSCI Emerging Markets ex-China ETF chuyên tập trung vào các thị trường đang phát triển không tính Trung Quốc đã thu hút được 304,8 triệu USD vốn mới đầu tư trong tháng 8/2021. Đây là lượng tiền vào quỹ ETF cao nhất trong 4 năm, theo số liệu của Bloomberg.
Chuyên gia quản lý quỹ tại Miami-based RVX Asset Management LLC, ông Andres Calderon, nhận xét: “Trung Quốc mới trải qua một tháng tồi tệ xét đến việc siết chặt kiểm soát và can thiệp ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác nhau. Chính vì vậy không khó để hiểu quan điểm của nhà đầu tư: hãy mua tài sản tại các thị trường mới nổi nhưng né tránh Trung Quốc”.
Việc nhà đầu tư mua mạnh tài sản các nước mới nổi diễn ra khi mà chỉ số MSCI của thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng như chỉ số iShares MSCI China ETF rơi xuống mức thấp nhất trong 14 tháng.
Tính từ tháng 2/2021 đến nay, chỉ số này đã giảm đến 30% khi mà ngân hàng trung ương công bố rút bớt các khoản tiền ngắn hạn từ thị trường. Thị trường càng giảm điểm sâu hơn khi mà kỳ vọng tăng trưởng đi xuống cũng như chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh các biện pháp quản lý ngành giáo dục cũng như ngành công nghệ.
Việc nhà đầu tư rút vốn đồng thời ảnh hưởng đến các quỹ tập trung vào Trung Quốc. Quỹ KraneShares CSI China Internet Fund hay còn gọi là KWEB nhiều khả năng đang có tuần rút tiền mạnh nhất của nhà đầu tư tính từ đầu tháng 7/2021. Tính từ mức đỉnh vào tháng 2/2021, chỉ số của quỹ đã rơi xuống mức thấp nhất tính từ khi đại dịch COVID-19 gây sốc các thị trường vào tháng 3/2020.
Trung Quốc mới đây đã công bố bản kế hoạch 5 năm trong đó sẽ siết chặt kiểm soát nhiều lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Động thái này dọn đường cho việc lập ra một khung chính sách lớn cho hoạt động siết chặt chính sách chặt chẽ hơn với nhiều ngành nghề chủ chốt.
Bản kế hoạch này mới đây đã được Quốc vụ Viện và Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Giới chức nhấn mạnh đến việc sẽ tích cực hành động trong nhiều lĩnh vực trong đó có an ninh quốc gia, công nghệ và chống độc quyền.
Việc siết chặt chính sách sẽ được thực hiện chặt chẽ hơn trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề từ thực phẩm cho đến y tế, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo.
“Con người có nhu cầu về một cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, chính vì vậy chính phủ cũng ngày càng phải quan tâm đến việc xây dựng những quy định mới dựa trên tình hình thực tế, có cái nhìn dài hạn, bù đắp lại những thiếu hụt và khuyến khích xây dựng chính phủ dựa trên pháp trị trong thời kỳ mới”, kế hoạch có đoạn viết.
Giới đầu tư tài chính không khỏi lo lắng khi mà trong những tuần gần đây, chính phủ Trung Quốc đã có hàng loạt động thái siết chặt chính sách, đặc biệt khi mà giới chức cấm ngành kinh doanh dịch vụ giáo dục quy mô 100 tỷ USD kiếm lợi nhuận.
Cùng trong năm vừa qua, giới chức Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc điều tra chống độc quyền với một số doanh nghiệp công nghệ lớn nhất của Trung Quốc như Alibaba; đồng thời cơ quan quản lý cũng muốn siết chặt quy định niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài cho đến nay đã làm khó Didi Global.
Bản kế hoạch mới nhất từ giới chức trung ương Trung Quốc có bao gồm một số điểm chính sau đâu:
Tích cực tăng cường các quy định pháp luật trong nhiều lĩnh vực như an ninh quốc gia, phát triển công nghệ, y tế công cộng, văn hóa, giáo dục, tôn giáo, an ninh sinh học, văn minh sinh học, ngăn ngừa rủi ro, chống độc quyền và nhiều vấn đề liên quan đến nước ngoài.