Phân tích yếu tố khiến cho lạm phát của Anh lên cao nhất 4 thập kỷ
Lạm phát tại Anh nhiều khả năng sẽ không tăng cao hơn nữa trong những tháng tới nhờ vào chính sách áp trần giá các sản phẩm năng lượng mà chính phủ Anh công bố vào tháng 9/2022.
Tỷ lệ lạm phát thường niên của Anh vào tháng 10/2022 lên mức cao nhất trong 41 năm khi mà chi phí năng lượng leo thang, nó cho thấy sự dai dẳng của lạm phát dù rằng chính phủ Anh đã áp biện pháp hạn chế với giá năng lượng và suy thoái kinh tế Anh đến gần.
Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Anh, chỉ số giá tiêu dùng tại Anh tháng 10/2022 tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với mức 10,1% của tháng 9/2022 và cao nhất tính từ tháng 10/1981.
Giá năng lượng tại Nga đã tăng vọt kể từ khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang vào hồi tháng 2/2022 đồng thời phía Nga quyết định chặn nguồn cung khí đốt sang châu Âu nhằm gây tổn hại đến sự ủng hộ của phương Tây với Kyiv. Giá cả tăng cao đã ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp ngay cả khi mà kinh tế ngừng tăng trưởng, kinh tế Nga tiếp tục suy giảm trong quý 3/2022.
Lạm phát đồng thời tăng tại nhiều khu vực của châu Âu, chỉ số giá tiêu dùng tại Đức tăng 11,6% trong khoảng thời gian 12 tháng tính đến tháng 10/2022. Ngược lại, lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt xuống còn 7,7% từ mức 8,2% của tháng 9/2022.
Dù rằng số lượng ca nhiễm tăng cao vượt kỳ vọng, thị trường tài chính Anh không có nhiều phản ứng. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Anh thời hạn 2 năm, loại nhạy cảm với diễn biến lãi suất, tăng khoảng 0,03 điểm phần trăm lên 3,1%.
Ngưỡng này thấp hơn mức đỉnh 4,5% từng được thiết lập vào tháng 9/2022 sau khi chính phủ Anh công bố kế hoạch giảm thuế và tăng cường vay tín dụng. Đồng bảng Anh tăng giá 0,2% so với đồng USD lên 1,188USD/bảng Anh.
“Chúng ta không thể có tăng trưởng cao trong dài hạn khi mà lạm phát vẫn ở mức dai dẳng. Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp Ngân hàng Trung ương Anh trong việc đưa lạm phát trở lại ngưỡng mục tiêu”, Bộ trưởng Tài chính Anh – ông Jeremy Hunt phân tích.
Theo các chuyên gia kinh tế, lạm phát tại Anh nhiều khả năng sẽ không tăng cao hơn nữa trong những tháng tới nhờ vào chính sách áp trần giá các sản phẩm năng lượng mà chính phủ Anh công bố vào tháng 9/2022. Nhờ vào biện pháp này, giá năng lượng mà người dân chi trả trong tháng 10/2022 đã được hãm đà tăng xuống còn 27% so với mức 80% của tháng truóc đó. Nếu không có hạn chế giá cả này, ONS ước tính rằng lạm phát hàng năm sẽ tăng khoảng 13,8%.
Việc áp trần giá cả đã được tính toán sẽ duy trì trong vòng khoảng 2 năm, tuy nhiên theo ông Hunt, chương trình này sẽ được duy trì đến cuối tháng 3/2022. Triển vọng lạm phát sau khoảng thời gian tháng đó sẽ tùy thuộc vào việc sẽ cần thêm bao nhiêu biện pháp hỗ trợ cho các hộ gia đình.
Chính phủ các nước châu Âu đang phải trợ cấp rất tốn kém cho các hộ gia đình nhằm giảm đi những khó khăn mà họ phải gánh chịu do chi phí năng lượng leo thang, người dân buộc phải trả nhiều tiền hơn để mua thực phẩm và chi trả cho chỗ ở. Cùng lúc đó, họ vẫn phải cố gắng duy trì sự ủng hộ dành cho Ukraine thông qua các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.
Mùa đông đang đến là khoảng thời gian đầy khó khăn đối với người dân Anh và châu Âu. Ước tính khoảng 1,2 triệu hộ gia đình Anh không có thu nhập đủ cao để chi trả cho các chi phí thực phẩm, năng lượng và nhà ở, theo tính toán của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội Anh. Ước tính sẽ có khoảng hơn 2,5 triệu người phải tìm đến các hoạt động phát thức ăn từ thiện trong các tháng mùa đông.
Còn trên bình diện rộng hơn, việc giá năng lượng tăng quá cao đã khiến cho các hộ gia đình Anh có ít tiền hơn để chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ, chính vì vậy không ngạc nhiên khi mà hoạt động kinh tế suy giảm trong khoảng thời gian 3 tháng tính đến tháng 9/2022.