Phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công vẫn đang còn không ít tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Để thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển bền vững, thời gian tới, cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ và tích cực.
Thực trạng phát triển kinh tế Việt Nam
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực. GDP liên tục tăng qua các năm: năm 2015, 2016, 2017 lần lượt đạt mức 6,68%, 6,21% và 6,81% (bảng 1). Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2017 tăng 3,53% so với năm 2016...
Tỷ lệ nợ công/GDP năm 2017 đã giảm từ 63,6% năm 2016 xuống còn 62%. Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) giảm dần, tỷ lệ chi thường xuyên trong chi ngân sách đã giảm xuống còn 64,9% năm 2017 và dự kiến là 64% vào năm 2018...
Cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt. Năm 2015, Việt Nam nhập siêu 3,2 tỷ USD, năm 2016 xuất siêu đạt 2,68 tỷ USD và đến năm 2017 đạt thặng dư cán cân thương mại. Tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2017 của Việt Nam đạt mức kỷ lục gần 424,87 tỷ USD, tăng 20,9% so với năm 2016...
Phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững
Để phát triển kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững, khắc phục những tồn tại, trong quá trình phát triển, cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau:
Một là, tiếp tục tập trung cải cách thể chế, luật pháp, cơ chế, chính sách và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn để kinh tế thị trường vận hành đầy đủ, thông suốt, hiệu quả; Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, thu hút chọn lọc nguồn vốn đầu tư nước ngoài; Phát triển năng lực đổi mới, sáng tạo; Phát huy các thế mạnh, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng và đô thị; Đảm bảo công bằng và hòa nhập xã hội; Phát triển bền vững về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hai là, cần tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc về các thiết kế tài chính, công khai minh bạch thông tin, thúc đẩy mối liên kết giữa khu kinh tế công và tư, nhằm hướng tới xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh…
Bài viết chi tiết mời độc giả xem trên Tạp chí Tài chính Kỳ 2 tháng 6/2018.