Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo phòng chống thiên tai từng vùng sát với thực tế
(Tài chính) Ngày 10/4/2015, Văn phòng Chính phủ có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2014, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2015.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, các Bộ, ngành liên quan và địa phương khẩn trương kiện toàn, củng cố cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai. Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và các địa phương rà soát, xác định cụ thể những loại hình thiên tai có thể xảy ra trên từng địa bàn, các giải pháp ứng phó với các hình thái thiên tai hiện nay, trên cơ sở đó Ban chỉ đạo Trung ương tổng hợp, có giải pháp ứng phó tổng thể và tập trung chỉ đạo đối với từng vùng sát với thực tế.
Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống hạn, nhất là đối với các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng tiết kiệm nước trong sản xuất và sinh hoạt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm chủ động ứng phó với tình hình khô hạn.
Đồng thời kiểm tra, rà soát hệ thống đê điều, hồ đập, công trình phòng, chống lụt, bão, chỉ đạo tu sửa, khắc phục kịp thời các sự cố để chủ động đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các hồ chứa nước, trên cơ sở đó quyết định cụ thể các hồ được phép tích nước, mức độ tích nước để đảm bảo an toàn.
Xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão
Phó Thủ tướng giao Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão; trên cơ sở phương án của các địa phương và các Bộ liên quan, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai xây dựng phương án ứng phó chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2015.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xây dựng bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ Xây dựng sớm ban hành hướng dẫn nhà an toàn theo các cấp bão làm cơ sở để các địa phương cập nhật, hoàn thiện phương án ứng phó bão mạnh, siêu bão, phù hợp với các vùng miền.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đầu tư, triển khai có hiệu quả Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống, ứng phó với thiên tai, sự cố; áp dụng các biện pháp tuyên truyền phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để từng thôn, bản, từng người dân nắm được thông tin về thiên tai nhằm chủ động phòng ngừa.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối nguồn vốn báo cáo Thủ tướng Chính phủ ưu tiên bố trí vốn để đẩy mạnh thực hiện các chương trình củng cố, nâng cấp đê sông, đê biển, sửa chữa đảm bảo an toàn hồ chứa, xây dựng khu neo đậu tàu thuyền, hệ thống trực canh cảnh báo sóng thần, hệ thống giám sát thông tin hồ chứa, di dời dân cư ra khỏi vùng thiên tai.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương rà soát lại cung, cầu cân bằng nước tại từng vùng, từng địa phương để xác định các vùng thiếu nước cần phải đầu tư mang tính chiến lược, cấp bách để đảm bảo cân bằng nước.
Được biết, năm 2014, tình hình thời tiết, thiên tai diễn biến bất thường, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm (5 cơn bão, 3 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, 3 cơn bão ảnh hưởng đến nước ta); không xảy ra lũ lớn trên các hệ thống sông chính; nhưng đã xảy ra 30 trận lũ quét, sạt lở đất, 170 trận lốc sét, mưa đá, 17 đợt nắng nóng, 25 đợt không khí lạnh, nhiều đợt triều cường lớn ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân; Trung Bộ, đặc biệt Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lượng mưa thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm, các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên đã và đang xảy ra hạn hán gay gắt; động đất xảy ra liên tiếp tại một số địa phương.
Hiện đại hóa hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai
Cũng trong thông báo của Văn phòng Chính phủ ngày 10/4/2015, Thủ tướng Chính phủ đồng ý Dự án Hiện đại hóa hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai tại Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc vào Danh mục dự án sử dụng ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc.
Dự án Hiện đại hóa hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai tại Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc nhằm nâng cao năng lực quan trắc và dự báo khí tượng thủy văn của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia nói chung và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc nói riêng thông qua hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật về quan trắc và dự báo khí tượng thủy văn; đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật; tăng cường khả năng ứng phó thiên tai nhờ hệ thống giám sát thường xuyên.
Thời gian thực hiện Dự án là 36 tháng, tính từ khi hoàn tất các thủ tục phê duyệt Dự án.
Dự kiến mức vốn ODA không hoàn lại khoảng 3,97 triệu USD do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ (thông qua Tổng cục Khí tượng Hàn Quốc); vốn đối ứng khoảng 9,66 tỷ Đồng Việt Nam do cơ quan chủ quản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) bố trí.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ Việt Nam gửi công hàm chính thức đề nghị Chính phủ Hàn Quốc cung cấp ODA không hoàn lại cho Dự án Hiện đại hóa hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai tại Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc.
Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để bổ sung, hoàn chỉnh Dự án Hiện đại hóa hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai tại Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc./.
Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống hạn, nhất là đối với các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng tiết kiệm nước trong sản xuất và sinh hoạt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm chủ động ứng phó với tình hình khô hạn.
Đồng thời kiểm tra, rà soát hệ thống đê điều, hồ đập, công trình phòng, chống lụt, bão, chỉ đạo tu sửa, khắc phục kịp thời các sự cố để chủ động đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các hồ chứa nước, trên cơ sở đó quyết định cụ thể các hồ được phép tích nước, mức độ tích nước để đảm bảo an toàn.
Xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão
Phó Thủ tướng giao Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão; trên cơ sở phương án của các địa phương và các Bộ liên quan, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai xây dựng phương án ứng phó chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2015.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xây dựng bản đồ ngập lụt do nước biển dâng trong tình huống bão mạnh, siêu bão theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ Xây dựng sớm ban hành hướng dẫn nhà an toàn theo các cấp bão làm cơ sở để các địa phương cập nhật, hoàn thiện phương án ứng phó bão mạnh, siêu bão, phù hợp với các vùng miền.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đầu tư, triển khai có hiệu quả Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống, ứng phó với thiên tai, sự cố; áp dụng các biện pháp tuyên truyền phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để từng thôn, bản, từng người dân nắm được thông tin về thiên tai nhằm chủ động phòng ngừa.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối nguồn vốn báo cáo Thủ tướng Chính phủ ưu tiên bố trí vốn để đẩy mạnh thực hiện các chương trình củng cố, nâng cấp đê sông, đê biển, sửa chữa đảm bảo an toàn hồ chứa, xây dựng khu neo đậu tàu thuyền, hệ thống trực canh cảnh báo sóng thần, hệ thống giám sát thông tin hồ chứa, di dời dân cư ra khỏi vùng thiên tai.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương rà soát lại cung, cầu cân bằng nước tại từng vùng, từng địa phương để xác định các vùng thiếu nước cần phải đầu tư mang tính chiến lược, cấp bách để đảm bảo cân bằng nước.
Được biết, năm 2014, tình hình thời tiết, thiên tai diễn biến bất thường, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm (5 cơn bão, 3 áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, 3 cơn bão ảnh hưởng đến nước ta); không xảy ra lũ lớn trên các hệ thống sông chính; nhưng đã xảy ra 30 trận lũ quét, sạt lở đất, 170 trận lốc sét, mưa đá, 17 đợt nắng nóng, 25 đợt không khí lạnh, nhiều đợt triều cường lớn ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân; Trung Bộ, đặc biệt Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lượng mưa thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm, các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên đã và đang xảy ra hạn hán gay gắt; động đất xảy ra liên tiếp tại một số địa phương.
Hiện đại hóa hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai
Cũng trong thông báo của Văn phòng Chính phủ ngày 10/4/2015, Thủ tướng Chính phủ đồng ý Dự án Hiện đại hóa hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai tại Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc vào Danh mục dự án sử dụng ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc.
Dự án Hiện đại hóa hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai tại Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc nhằm nâng cao năng lực quan trắc và dự báo khí tượng thủy văn của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia nói chung và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc nói riêng thông qua hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật về quan trắc và dự báo khí tượng thủy văn; đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật; tăng cường khả năng ứng phó thiên tai nhờ hệ thống giám sát thường xuyên.
Thời gian thực hiện Dự án là 36 tháng, tính từ khi hoàn tất các thủ tục phê duyệt Dự án.
Dự kiến mức vốn ODA không hoàn lại khoảng 3,97 triệu USD do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ (thông qua Tổng cục Khí tượng Hàn Quốc); vốn đối ứng khoảng 9,66 tỷ Đồng Việt Nam do cơ quan chủ quản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) bố trí.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ Việt Nam gửi công hàm chính thức đề nghị Chính phủ Hàn Quốc cung cấp ODA không hoàn lại cho Dự án Hiện đại hóa hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai tại Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc.
Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để bổ sung, hoàn chỉnh Dự án Hiện đại hóa hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai tại Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc./.