Phương pháp tính tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán tại các thị trường nước ngoài
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán (Cổ phiếu và trái phiếu) là một chỉ tiêu quan trọng nhất mà nhà đầu tư luôn quan tâm. Hiện nay trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, nhà đầu tư sẽ tìm mọi nơi đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận, kể cả đầu tư ở nước ngoài. Để đáp ứng yêu cầu này, bằng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả đề xuất phương pháp tính tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài, nhằm giúp nhà đầu tư có cơ sở tính toán để tìm nơi đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
Lý thuyết về tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài
Theo Nguyễn Trung Trực, giáo trình Tài chính doanh nghiệp, 2022, NXB Kinh Tế, tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài được tính như sau:
Tỷ suất sinh lợi
Tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán là tỷ lệ phần trăm của tổng các khoản thu nhập của nhà đầu tư trong một thời kỳ so với toàn bộ chi phí đã bỏ ra lúc ban đầu. Tỷ suất sinh lợi được xác định như sau:
Trong đó:
R: Tỷ suất sinh lợi của một chứng khoán trong thời kỳ t
Pt: Giá trị (giá cả) của một chứng khoán trong thời điểm t
Po: Giá trị (giá cả) của một chứng khoán trong thời điểm 0
Dt: Khoản thu nhập bằng tiền từ chứng khoán trong suốt thời kỳ t
Ví dụ 1 : Giả sử cổ phiếu K có giá thị trường vào đầu năm là 27.500 đồng/cổ phiếu. Cuối năm, cổ phiếu này có giá trị thị trường là 30.000 đồng/chứng khoán. Để xác định tỷ suất sinh lợi của chứng khoán đó (biết rằng cổ tức nhận được bằng tiền trong của cổ phiếu này là 2.500 đồng). Gọi R tỷ suất lợi nhuận
Như vậy tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán K là 18.18%/năm
Đo lường tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một chứng khoán
Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán được đo lường phương pháp xác suất, phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp xác suất
Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng được tính theo công thức sau:
Trong đó: E(R)(Expected return): Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán
Ri: (Rate) Tỷ suất sinh lợi ở tình trạng nền kinh tế i
Pi: Xác suất xảy ra tình trạng nền kinh tế i
n (Nper): Số phần tử
Ví dụ 2 : Có thông tin về tỷ suất sinh lợi của 2 cổ phiếu A, B tương ứng với từng trình trạng kinh tế như Bảng 1.
Bảng 1: Ví dụ 2 |
|||
Tình trạng kinh tế |
Xác suất |
Tỷ suất sinh lợi |
|
A |
B |
||
Xấu |
0,25 |
16% |
28% |
Bình thường |
0,5 |
20% |
20% |
Tốt |
0,25 |
24% |
10% |
Nguồn: Nguyễn Trung Trực, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1
Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của 2 cổ phiếu A, B là:
A= 0,25*16% + 0,5*20% + 0,25*24% = 20%
B = 0,25*28% + 0,5*20% + 0,25*10% = 19.5%
Phương pháp thực nghiệm
Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng còn gọi là tỷ suất sinh lợi trung bình được tính theo công thức:
Trong đó: r: Tỷ suất sinh lợi trung bình của chứng khoán
Ri: Tỷ suất sinh lợi năm thứ i
n: số năm
Ví dụ 3: Có thông tin về tỷ suất sinh lợi của 2 cổ phiếu C, D như Bảng 2.
Bảng 2: Ví dụ 3 |
||
Năm |
Tỷ suất sinh lợi cổ phiếu C |
Tỷ suất sinh lợi cổ phiếu D |
X1 |
5% |
20% |
X2 |
10% |
10% |
X3 |
15% |
8% |
X4 |
20% |
6% |
Nguồn: Nguyễn Trung Trực, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1
Tỷ suất sinh lợi trung bình của 2 cổ phiếu C, D là:
rC = (5% + 10% + 15% + 20%)/ 4 = 12,5%
rD = (20% + 10% + 8% + 6%)/ 4 = 11%
Đo lường tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của một danh mục đầu tư chứng khoán
Trường hợp đầu tư vào nhiều chứng khoán, hình thành nên danh mục đầu tư, tỷ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư được tính bằng hai phương pháp: Phương pháp tỷ trọng và phương pháp xác xuất, như sau:
Trong đó:
Ví dụ 4: Tính tỷ suất lợi nhuận của một danh mục đầu tư chứng khoán của ông TH, với các thông tin như Bảng 3.
Bảng 3: Ví dụ 4 |
||||
Tình trạng nền kinh tế |
Xác xuất |
Đầu tư 50% vào chứng khoán X |
Đầu tư 50% vào chứng khoán Y |
Danh mục đầu tư |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Tăng trưởng |
40% |
30% |
-5% |
12,50% |
Bùng nổ |
60% |
-10% |
25% |
7,50% |
Tổng cộng |
100% |
6% |
13% |
Nguồn: Nguyễn Trung Trực, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1
Tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư:
Ep(R) = 0,40*12,50% +0,60*7,50% =6%
Khi đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu (gọi chung là chứng khoán) ở nước ngoài nhà đầu tư cần chú trọng thêm các yếu tố tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product), lạm phát, lãi suất, tỷ giá,…ở nước sở tại, vì các yếu tố này tác động đến tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán.
Yếu tố tăng trưởng GDP
Tăng trưởng GDP sẽ tác động đến tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận, thu nhập một cổ phiếu… do đó tác động đến tỷ suất lợi nhuận chứng khoán
Yếu tố rủi ro
Có thể kể đến các rủi ro về lãi suất; Rủi ro về vỡ nợ của đơn vị phát hành; Rủi ro về chính trị; Rủi ro lạm phát, rủi ro không thanh toán; Rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Trong phạm vi bài viết này chúng ta quan tâm đến lãi suất đầu tư ở nước ngoài và biến động tỷ giá.
Các nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài, ngoài việc phân tích đánh giá các yếu tố về chính trị, kinh tế, văn hóa... cần chú trọng nguyên tắc đầu tư vào quốc gia có xu hướng giá trị đồng tiền nước sở tại tăng giá để gia tăng tỷ suất lợi nhuận chứng khoán.
Thực trạng tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài khi đồng tiền nước đầu tư tăng giá
Ví dụ 5: Ngày 01/01/2022, bà MP đầu tư 226.000.000 đồng để mua trái phiếu của công ty K ở Hoa Kỳ với lãi suất coupon nhận hàng năm là 6%, tỷ giá 22.600 VND/USD (Việt Nam đồng/Dollar). Đến ngày 31/12/2022, bà MP bán toàn bộ trái phiếu bằng giá mua ban đầu và nhận trái tức với tỷ giá 23.600 VND/USD. Tỷ suất lợi nhuận của bà MP được tính như sau:
Số USD mà bà MP có được khi quy đổi vào ngày 01/01/2022:
Vốn gốc và lãi bà MP có được vào ngày 31/12/2022
10.000 (1+6%) = 10.600 USD
Vốn gốc và lãi quy đổi ra VND vào ngày 31/12/2022: 23.600 * 10.600 = 250.160VND
Tỷ suất sinh lời của trái phiếu này:
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài khi đồng tiền nước đầu tư giảm giá
Tiếp tục ví dụ 5 trên, nếu tỷ giá 31/12/2022 là 22.400 (đồng USD giảm giá), số USD mà bà MP có được khi quy đổi vào ngày 01/01/2022:
Vốn gốc và lãi bà MP có được vào ngày 31/12/2022
10.000 (1+6%) = 10.600 USD
Vốn gốc và lãi quy đổi ra VND vào ngày 31/12/2022: 22.400 * 10.600 = 237.440.00VND
Tỷ suất suất sinh lời cuả khoản đầu tư này:
Các kết quả tính toán cho thấy:
Khi USD tăng giá từ 22.600 (1/1/2022) lên 23.600 (31/12/2022) thì tỷ suất sinh lời bà MP có được tăng từ 6%/năm lên 10,69% (Tăng 3,69%/năm).
Khi USD giảm giá từ 22.600 (1/1/2022) giảm còn 22.400 (31/12/2022) thì tỷ suất sinh lời của bà MP giảm từ 6%/năm xuống 5,06% (Giảm 0,94%/năm).
Điều này nói lên, khi đầu tư tiền vào chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài mà tương lai đồng tiền của quốc gia đó tăng giá sẽ làm tăng tỷ suất sinh lời của nhà đầu tư nói chung, đầu tư chứng khoán tại nước ngoài nói riêng và ngược lại. Đây là lợi thế khi đầu tư ra nước ngoài, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề xuất phương pháp tính tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài
Trên cơ sở những phân tích nêu trên, để tính tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài một cách nhanh chóng và chính xác, tác giả đề xuất xây dựng công thức tính tỷ suất lợi nhuận như sau:
Gọi: rvn: Tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư chứng khoán ở nước ngoài
rfm: Lãi suất coupon
rfx = |
Tỷ giá cuối kỳ |
: (Tỷ lệ thay đổi tỷ giá ) |
Tỷ giá đầu kỳ |
Theo quy luật ngang chung giá hay quy luật ngang giá lãi suất, có:
(1+rvn) = (1+rfm) (1+rfx)
-> rvn = (1+rfm) (1+rfx) – 1 (3)
Áp dụng công thức (3) vào trường hợp 2.1
rvn = (1+6%)* [1+(23.600/22.600)] -1= 10,69%
rvn = (1+6%)* [1+(23.400/22.600)] -1= 5,06%
Với công thức đề xuất trên, nhà đầu tư sẽ nhanh chóng tính được tỷ suất lợi nhuận đầu tư chứng khoán tại các thị trường chứng khoán nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nâng cao hiệu quả hoạt động trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Trung Trực, 2018, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp 1, Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh;
- Nguyễn Trung Trực, 2015, Giáo trình Quản trị tài chính , Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
- Bodie; Kane, Marcus, 2018, Investments, Eleventh edition– McGraw Hill.