Quảng Ngãi không phát triển công nghiệp trong đô thị

Theo Hồng Hoa/ Báo Quảng Ngãi

Qua rà soát của ngành chức năng, hiện nay nhiều cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh nằm trong khu vực quy hoạch phát triển đô thị. Do đó, việc thu hút đầu tư vào các CCN cần lựa chọn những ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường; đồng thời hướng đến không phát triển công nghiệp trong đô thị, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

Cụm công nghiệp Đồng Dinh (Nghĩa Hành) không được phép mở rộng. Ảnh: Hồng Hoa
Cụm công nghiệp Đồng Dinh (Nghĩa Hành) không được phép mở rộng. Ảnh: Hồng Hoa

Hà cũng nằm trong quy hoạch phát triển đô thị của huyện Tư Nghĩa. Hiện nay, nhiều KDC đã hình thành xung quanh CCN La Hà. Theo quy hoạch ban đầu (năm 2016), CCN La Hà giai đoạn 1 có diện tích 25ha. Đến nay, CCN này đã lấp đầy 100%.

Từ kết quả đạt được, huyện Tư Nghĩa đã đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép đầu tư mở rộng giai đoạn 2 đối với CCN La Hà. Tuy nhiên, định hướng phát triển chung của tỉnh thời gian đến là không đầu tư phát triển CCN trong khu vực đô thị, nên sẽ từng bước di dời các CCN nằm trong khu vực đô thị đến địa điểm phù hợp.

Cần có lộ trình hợp lý

Để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, DN và người dân, UBND tỉnh Quảng Ngãi  đã cho phép tiếp tục cho thuê đất đối với các DN đã có quyết định chủ trương đầu tư tại CCN Đồng Dinh với thời hạn bằng thời hạn của các DN còn lại hiện nay đang hoạt động tại CCN này.

Đối với các DN hiện nay chưa có quyết định chủ trương đầu tư, Sở Kế hoạc và Đầu tư (KH&ĐT) chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, UBND huyện Nghĩa Hành rà soát lại ngành nghề kinh doanh của các DN. Theo đó, chỉ cho phép tiếp tục thực hiện cấp quyết định chủ trương đầu tư và cho thuê đất đối với DN sản xuất, kinh doanh ngành nghề ít ảnh hưởng đến môi trường.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi  đã thống nhất cho huyện Tư Nghĩa mở rộng CCN La Hà theo chủ trương mà tỉnh đã phê duyệt trước đó theo 2 phương án: Các DN đề xuất chọn địa điểm mới và di dời ra khỏi CCN khi hết thời hạn thuê đất.

Trường hợp các DN vẫn muốn tiếp tục thực hiện tại vị trí mở rộng CCN La Hà, thì phải đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành của pháp luật về đầu tư dự án; phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất. Chính quyền huyện Tư Nghĩa phải sớm đầu tư hệ thống nước thải tập trung và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, nếu để xảy ra tình trạng khiếu nại của người dân trong khu vực lân cận về vấn đề môi trường.

Thực tế, hầu hết các DN đang hoạt động tại các CCN đều có thời gian thuê đất hàng chục năm, dài nhất là 49 năm. Bên cạnh đó, khi đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các CCN, hầu hết các DN đều đã dành hết nguồn lực để xây dựng nhà xưởng, cơ sở vật chất, nên nói di dời cũng không phải là dễ dàng. “Nếu buộc phải di dời cần phải có các chính sách hỗ trợ để DN sớm ổn định, phát triển sản xuất, kinh doanh”, chủ một DN tại CCN La Hà đề xuất.

Ngoài ra, vấn đề môi trường luôn là bài toán chưa có lời giải tại các CCN nói chung và các CCN nằm trong khu vực đô thị nói riêng. Theo Sở Công thương, các DN đang hoạt động sản xuất tại các CCN đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, hoặc có bản cam kết bảo vệ môi trường.

Song, công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái chung của CCN còn nhiều bất cập. Hiện chưa có CCN nào có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Vì vậy, vấn đề đặt ra là sớm đầu tư hệ thống thu gom nước mưa, nước thải tập trung để đảm bảo môi trường, không gây tình trạng ngập úng, ảnh hưởng đến đời sống người dân quanh khu vực.

Về lâu dài, để phù hợp với định hướng phát triển chung, các địa phương cần quy hoạch và định hướng phát triển các CCN nằm ở cách xa KDC. Việc kêu gọi đầu tư vào CCN phải có chọn lọc, chỉ ưu tiên những ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, để thu hút được DN, thì hạ tầng CCN cần được đầu tư hoàn thiện.