Quỹ khí hậu của Bill Gates có kế hoạch huy động 15 tỷ USD vào công nghệ sạch

Theo Nguyễn Long/diendandoanhnghiep.vn

Breakthrough Energy Catalyst, quỹ do tỷ phú Bill Gates của Microsoft hậu thuẫn, đang có kế hoạch đầu tư lên tới 15 tỷ USD vào các dự án công nghệ sạch trên khắp Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Breakthrough Energy Catalyst (BEC), một quỹ Breakthrough Energy Group (Năng lượng đột phá) được Bill Gates thành lập vào năm 2015, đã huy động được hơn 1,5 tỷ USD từ các doanh nghiệp và tổ chức từ thiện cho đến nay.

Tuy nhiên Jonah Goldman, Giám đốc điều hành Breakthrough Energy, nói với Financial Times rằng quỹ cuối cùng có kế hoạch huy động gấp 10 lần số tiền đó, tương đương 15 tỷ USD. Sự khác biệt dự kiến sẽ đến từ các công ty tư nhân và các chính phủ trên thế giới.

Để triển khai 15 tỷ USD, Goldman nói với Financial Times  rằng quỹ có kế hoạch sử dụng các cấu trúc tài chính sáng tạo và các thỏa thuận đối tác. Goldman nói: “Chúng tôi đang tài trợ cho chặng cuối và vì vậy, chúng tôi sẽ là nguồn vốn rủi ro nhất trong đó”. “Chúng tôi thực sự đang cố gắng chứng minh con đường công nghệ nào sẽ hiệu quả nhất".

Trên trang web của mình, Breakthrough Energy mô tả BEC là một “chương trình để chứng minh cách chúng tôi có thể tài trợ, sản xuất và mua các giải pháp mới sẽ tạo nền tảng cho nền kinh tế carbon thấp”. BEC ban đầu sẽ tập trung vào thu hút không khí trực tiếp, hydro xanh, lưu trữ năng lượng dài hạn và nhiên liệu hàng không bền vững. Theo Financial Times, quỹ có kế hoạch đầu tư vào các dự án lớn không khả thi về mặt tài chính, sẽ đóng góp từ thiện, đầu tư cổ phần dưới thị trường và các thỏa thuận bao thầu sản phẩm.

Vào tháng 9, BEC đã thông báo rằng họ đã nhận được các khoản đầu tư bảo đảm từ Microsoft, BlackRock, General Motors, American Airlines, Boston Consulting Group, Bank of America và ArcelorMittal. Quỹ cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ Bộ Năng lượng Mỹ và cơ quan điều hành của EU, Ủy ban Châu Âu.

Chi nhánh Breakthrough Energy Ventures đã cung cấp vốn mạo hiểm cho các công ty khởi nghiệp công nghệ xanh, với sự hiện diện trong hội đồng quản trị và các nhà đầu tư sáng lập doanh nghiệp nổi tiếng khác như Mukesh Ambani, Jeff Bezos, Masayoshi Son và Chris Hohn.

Quỹ BEC mới sẽ cung cấp ba loại vốn: quyên góp từ thiện, đầu tư cổ phần dưới thị trường và các thỏa thuận bao thầu sản phẩm - để tài trợ cho các dự án lớn không khả thi về mặt tài chính.

Trọng tâm của quỹ sẽ là tạo ra thị trường cho các sản phẩm và công nghệ xanh và giảm chi phí sản xuất đối với các vật liệu như thép xanh và hydro xanh.  Điều này đã thu hút sự quan tâm của tập đoàn thép ArcelorMittal và nhà sản xuất ô tô GM trong số những người ủng hộ ban đầu.

Theo Giáo sư Richard Templer, Giám đốc sáng tạo của Viện Grantham tại Đại học Imperial, London, đã có sự gia tăng lớn trong đầu tư từ thiện và tư nhân vào công nghệ sạch kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Templer nói: Trước đây, các nhà đầu tư mạo hiểm sẽ chỉ nói rằng, đây là một dự án kỹ thuật, nó không dành cho chúng tôi. Nhưng điều đó đang thay đổi và các mô hình tài trợ mới đang được phát triển”.

Một trong những mục tiêu của BEC - vốn không kỳ vọng tạo ra lợi nhuận tài chính bình thường - là giảm “phí bảo hiểm xanh” cho các sản phẩm như nhiên liệu hàng không bền vững. Phí bảo hiểm xanh đề cập đến chi phí bổ sung của một sản phẩm xanh so với sản phẩm không bền vững của nó, chẳng hạn như nhiên liệu máy bay phản lực thông thường.

Goldman cho biết một ví dụ có thể là nhà máy lọc dầu cho nhiên liệu hàng không bền vững, nơi công nghệ đã được chứng minh nhưng kinh tế chưa hỗ trợ sản xuất quy mô lớn. American Airlines là một trong những công ty đã đóng góp vào quỹ.

Goldman cho biết: “Có sáu cách khác nhau để sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững và chúng tôi biết tất cả chúng đều hiệu quả và chúng đều có những thách thức khác nhau”.

Các dự án do BEC hỗ trợ sẽ được tài trợ một phần thông qua các thỏa thuận bao thầu dài hạn từ những khách hàng sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm bền vững - ví dụ như hợp đồng đối với thép xanh hoặc nhiên liệu hàng không bền vững.

Xu hướng đầu tư của BEC đang cho thấy công nghệ sạch, hướng về phát triển bền vững ngày càng được ưa chuộng trên toàn cầu. Đây có thể cũng là cơ hội của các doanh nghiệp Việt trong nỗ lực tìm kiếm nguồn tài chính khí hậu, phát triển bền vững ngoài ngân hàng, dù rằng trong kế hoạch giải ngân của BEC chưa gọi tên doanh nghiệp châu Á.