Sai lầm phổ biến khi ứng dụng SWOT lúc bắt đầu khởi nghiệp
Khi các bạn bắt đầu khởi nghiệp thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng cũng như tác động đến bạn. Nó có thể giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn hoặc mở ra cho bạn nhiều cơ hội để bạn có thể dấn thân vào đấy. Cái quan trọng nhất của bạn là phải luôn có được sự quyết tâm, cố gắng hết sức để thay đổi được trong quá trình làm việc. Vậy thì bạn phải nghĩ ngay đến ứng dụng là SWOT kể từ khi bạn bắt đầu startup vì đó có thể là một bước tiến quan trọng đối với bạn.
Mô hình SWOT là một mô hình bao gồm 4 chữ viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ), mô hình này là công cụ giúp các nhà quản trị phân tích chiến lược cũng như nhận biết rủi ro và đánh giá chúng.
Vậy thì bạn phải nghĩ ngay đến ứng dụng là SWOT kể từ khi bạn bắt đầu startup vì đó có thể là một bước tiến quan trọng đối với bạn.
Chưa hiểu rõ được điểm mạnh
Mỗi người đều có riêng cho mình một sở trường nhất định và phải hiểu rõ được sở trường của mình thì mới có thể nắm bắt được những cơ hội cho bản thân cũng như mới tỏa sáng được. Điều quan trọng đầu tiên là bạn hiểu mình đang làm tốt được điều gì. Chẳng hạn bạn tốt về việc nắm chắc được công thức món ăn, bạn nên chọn khởi nghiệp ở con đường ẩm thực.
Hoặc đơn giản bạn có sẵn cho mình một vốn từ ngữ tốt thì nên chọn đi con đường liên quan đến việc phát huy được năng lực của bản thân là về ngôn ngữ. Thật ra, nhìn nhận được sở trường của mình không phải là khó vì bạn thừa biết và hiểu chính mình hơn bất cứ người nào. Ngoài những gì thuộc về chuyên môn của bạn bạn còn có thể phát huy được cả những kỹ năng của bản thân.
Chẳng hạn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng bán hàng, kĩ năng đàm phán,… có rất nhiều kĩ năng và hãy chọn ra một kĩ năng cho là đặc biệt nhất của bạn. Hoặc nếu bạn vẫn còn đang loay hoay chưa hiểu hết được bản thân vậy bạn nên hỏi, tham khảo ý kiến của người khác xem họ có nhận định như thế nào về con người, năng lực của bạn tốt, nổi bật ở điểm nào. Lưu ý nên hỏi những người thật sự có tầm nhìn, hiểu rõ bản chất của bạn và thẳng tính để họ có một cái nhìn chính xác hơn có như thế mới giúp bạn có một định hướng tốt được.
Để người khác nắm rõ điểm yếu của bản thân
Không ai dám vỗ ngực xưng rằng tôi là con người hoàn hảo, không có bất kì một khuyết điểm nào cả. Nếu bạn nói những điều như thế người ta có cách nhìn rất khác về bạn chẳng hạn như họ có thể xem bạn là kẻ ngớ ngẩn, chưa hiểu mình hết bản thân dần dần họ không cảm thấy ở bạn sự tin tưởng. Cho nên, nhớ rằng bất cứ ai cũng có khuyết điểm cả. Quan trọng là bạn không để người khác nắm quá rõ điểm yếu của bạn.
Trong việc khởi nghiệp, đặc biệt là yếu tố kinh doanh được quyết định bằng nguồn kinh tế thì tin chắc để lộ điểm yếu là bất lợi vì họ sẽ đánh bại bạn vì những điều đó. Trước tin, bạn hiểu rõ được điểm yếu của bản thân thì hãy khắc phục nó đi. Chẳng hạn là có tính nóng nảy nhưng trong kinh doanh đây là điều dường như là cấm kị vì nóng nảy sẽ rất dễ làm hỏng việc. Vậy bạn hãy tập luyện nó, khắc phục nó mỗi người. Có như thế thì bạn sẽ khó bị đánh bại hơn đấy.
Bỏ qua nhiều cơ hội
Trong tất cả những thử thách, khó khăn phải trải qua đều có những cơ hội cho bạn. Một người thành công là người nhìn ra được cơ hội trong những khó khăn đấy. Vậy thế, khi khó khăn bạn chán nản hay mạnh mẽ bước tiếp. Bạn phải nhìn ra được những xu hướng, nắm bắt được những lĩnh vực kinh doanh đang có trên thị trường.
Bạn hãy tìm hiểu chúng thật rõ lưỡng và khai thác mạnh mẽ nó vì biết đâu những điều đó có một tác động tích cực đến bạn và doanh nghiệp của bạn. Hãy tìm hiểu và nắm bắt chúng những cơ hội mới sẽ mang về cho bạn những lợi ích mới và có tác động mạnh mẽ giúp bạn khẳng định được vị trí của mình hơn. Hãy luôn nhìn ra và tạo cơ hội cho chính mình cũng như cho những người khác vì cho cơ hội người khác làm việc cũng chính là tạo cơ hội cho bản thân đứng vững trên vị trí và ngày càng tỏa sáng hơn.
Không dám đương đầu với thử thách
Nếu bạn buông xuôi, không dám đương đầu với thử thách tức là bạn thừa nhận mình là kẻ thua cuộc. Đã là kẻ thua cuộc bạn chính thức bị loại ra khỏi cuộc chơi khởi nghiệp. Vậy thì những ước mơ, lí tưởng của bạn cũng chỉ là công dã tràng thôi đấy. Bạn có chấp nhận được điều đó không – một kẻ thua cuộc.
Bất kì một công việc nào đều phải có gian nan ngay ở bước đầu tiên vì chẳng có ai có thể xây dựng căn nhà mà không tự mình có được nền móng vững chắc cả. Và trong những ngày tháng đó cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với bạn. Bạn dễ dàng cho họ làm ảnh hưởng xấu đến mình thế sao? Bạn cho họ hù dọa đến doanh nghiệp và ép xuống doanh số của bạn sao.
Bạn phải nhìn ra được đối thủ cạnh tranh để tìm cách giải quyết vấn đề. Bạn phải hiểu được đối thủ của bạn để tìm người cố vấn hoặc nguồn tài trợ có thể giúp bạn đủ sức vượt qua thử thách này. Chỉ khi bản thân bạn dám vượt qua thử thách thì tự nhiên sẽ có những người sẵn sàng hỗ trợ bạn vượt qua.