Sản xuất lúa gạo Việt Nam đang có nhiều cơ hội trong hoàn cảnh mới

PV.

Ông Trần Xuân Định, Cục phó Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônđã cho biết như vậy khi trao đổi với chúng tôi tại Hội thảo góp ý Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo và Dự thảo Thông tư quản lý cây ngắn ngày, do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông thôn phối hợp với Cục Trồng trọt vừa tổ chức.

PV: Thưa ông, vì sao cần đặt ra vấn đề tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo trong thời gian tới?

Sản xuất lúa gạo Việt Nam đang có nhiều cơ hội trong hoàn cảnh mới - Ảnh 1

Ông Trần Xuân Định

Lúa gạo là ngành mang lại giá trị xuất khẩu (XK) lớn và cũng làm nên "tiếng tăm” cho lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam. Mỗi năm Việt Nam XK trên dưới 7 triệu tấn gạo, có năm cao là8 triệu tấn, chưa kể lượng gạo XK tiểu ngạch.

Tuy nhiên, thời gian qua chúng ta XK mới chỉ thiên về lượng nhưng về giá trịcòn thấp. Gạo Việt Nam luôn có giá XK thấp hơn các nước trong khu vực. Chẳng hạn so vớiThái Lan, mộttấn gạo XK của Việt Nam thường thấp hơn vài chục USD…

Bên cạnh đó, ngành lúa gạo luôn đứng trước thách thức vô cùng lớn. Đó là chúng ta có áp lực cạnh tranh rất lớn với các nước trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ, thậm chílà những nước mới nổi trong sản xuất gạo như Campuchia, Myanmar và Lào.

Ngoài ra, thị trường XK gạo Việt Nam rộng lớn nhưng chủ yếu tập trung tại thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, với những khách hàng lớn như Philippine hay Indonesia… họ luôn có những chiến lược, chính sách để gia tăng sản xuất lương thực, đáp ứng nguồn cung trong nước. Vì vậy, lượng gạo XK của Việt Nam sang những thị trường này cũng sẽ “co” dần.

Nhìn sang thị trường Trung Quốc, đây là thị trường “nóng, lạnh” đột ngột, nếu Việt Nam không chủ động mở rộng thị trường, cứ phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc thì Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong XK gạo thời gian tới.

Vì vậy, vấn đề cần thiết hiện nay là phải tái cơ cấu ngành lúa gạo nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; không những giúp Việt Nam thúc đẩy sản xuất, nâng thu ngoại tệ mà còn đóng góp cho phát triển hợp tác quốc tế.

PV: Thưa ông, trong đề án, định hướng tái cơ cấu tập trung vào vấn đề gì?

Tái cơ cấu ngành lúa gạo định hướng chung là để nâng cao giá trị và mục tiêu phấn đấu nâng cao thu nhập cho người nông dân. Với mục tiêu, sản xuất lúa đóng góp 30% giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sản xuất lúa gạo góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam và các quốc gia nhập khẩu.

Vì vậy, chúng ta tập trung tăng cường thu hút đầu tư của các DN trong và ngoài nước vào việc xây dựng vùng chuyên canh. Hình thành liên kết lâu dài giữa các hợp tác xã với các DN nòng cốt, tạo điều kiện cho các DN này tham gia XK...

Đặc biệt, giảm chi phí đầu vào trong sản xuất lúa gạo như phân bón, thuốc BVTV, từ đó hạ giá thành sản xuất, nâng cao năng suất, thu nhập của người nông dân, có 30% lợi nhuận. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước mà nông dân có chi phí đầu vào về giống, phân bón, thuốc BVTV…cao nhất trong các nước trồng lúa Đông Nam Á.

Vấn đề quan trọng nữa là tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo để tạo dựng vị trí hạt gạo Việt Nam trên thị trường hạt gạo thế giới. Đề án chú trọng phải xây dựng được thương hiệu lúa gạo Việt Nam. Hướng tới sản xuất lúa gạo có phẩm cấp gạo cao, và phân sản xuất theo từng vùng nhằm nâng giá bán hạt gạo Việt Nam ngang hàng với gạo của Thái Lan và các nước khác...

PV: Vậy cơ hội cho XK lúa gạo Việt Nam trong 10 năm tới sẽ thế nào, thưa ông?

Tronghoàncảnhmới,sảnxuấtlúagạoViệt Nam đang cónhiềucơhội. Nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới vẫn còn tiếp tục tăng lên trong 10năm tới (với mức tăng bình quân 1,5%/năm); cơ hội mở rộng thị trường lúa gạo khi nước ta tham gia các hiệp định thương mại mới như TPP, liên minh thuế quan… Đây là nhữngcơ hộitốt để đẩy mạnh pháttriển ngành sản xuất lúa gạo.

Bên cạnh đó, dự báo 10 năm tới sản lượng gạo thế giới đạt trên 530 triệu tấn, tăng trên 10% so với hiện nay, mức sống tăng vì thế gạo chất lượng cao sẽ được đầu tư sản xuất nhiều hơn.Hiện 5 nước sản xuất gạo lớn nhấtvẫn tập trungtạichâuÁgồm Trung Quốc, ẤnĐộ, Indonesia, TháiLan, Việt Nam chiếm 70% sản lượng toàn cầu...